Vì sao hiện nay con người ta chỉ sử dụng phương pháp đi từ etilen.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao hiện nay con người ta chỉ sử dụng phương pháp đi từ etilen.


Đáp án:

Hiện nay người ta chỉ sử dụng phương pháp đi từ etilen để điều chế vinyl clorua vì phương pháp này cho sản phẩm rẻ hơn so với CH2=CH2 có sẵn trong khí craking còn CH≡CH phải điều chế từ CH4 ở 1500oC tốn năng lượng nên rất đắt.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thực hành tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Phân biệt một số loại phân bón
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Phân biệt một số loại phân bón


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Thử tính chất của dung dịch amoniac

- Tiến hành TN:

    + Lấy dd amoniac vào 2 ống nghiệm nhỏ

    + Ống 1: Thêm vài giọt dd phenolphtalein

    + Ống 2: Thêm 5-6 giọt dd muối nhôm clorua

- Hiện tượng:

    + Ống 1: dd phenolphtalein chuyển màu hồng

    + Ống 2: xuất hiện kết tủa màu trắng

- Giải thích:

    + dd amoniac có tính bazo yếu nên làm dd phenolphtalein chuyển màu hồng

    + dd amoniac tác dụng với dd muối nhôm clorua tạo kết tủa Al(OH)3

PTHH

NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH-

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của axit nitric

- Tiến hành TN:

Thí nghiệm a:

    + Lấy 0,5ml dd HNO3 đặc vào ống nghiệm 1

    + Thêm 1 mảnh Cu nhỏ, sau đó nút ống nghiệm bằng miếng bông có tẩm NaOH.

Thí nghiệm b:

    + Lấy 0,5 ml dd HNO3 loãng vào ống nghiệm 2

    + Thêm 1 mảnh Cu nhỏ, sau đó nút ống nghiệm bằng miếng bông có tẩm NaOH.

    + Đun nóng ống nghiệm

- Hiện tượng: Ở 2 ống nghiệm mảnh đồng tan dần, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh đậm dần.

    + Ở ống 1: Có khí màu nâu thoát ra.

    + Ở ống 2: Có khí không màu thoát ra nhanh hơn và lên khỏi bề mặt dung dịch thì hóa nâu.

- Giải thích:

    + Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3 đặc có khí NO2 màu nâu bay ra vì HNO3 đặc bị khử đến NO2. Dung dịch chuyển sang màu xanh do tạo ra Cu(NO3)2.

    + Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3 loãng và đun nóng có khí NO không màu bay ra, sau chuyển thành NO2 màu nâu đỏ. Dung dịch chuyển sang màu xanh lam của Cu(NO3)2.

PTHH:

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

- Tiến hành TN:

    + Bỏ 1 ít tinh thể KNO3 vào ống nghiệm chịu nhiệt khô, cặp thẳng đứng trên giá sắt.

    + Đốt cho muối nóng chảy đến khi muối bắt đầu phân hủy vẫn tiếp tục đốt nóng ống nghiệm.

    + Dùng kẹp sắt đốt nóng 1 hòn than rồi bỏ vào ống nghiệm.

    + Quan sát sự cháy của hòn than.

- Hiện tượng: Mẩu than bùng cháy trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do KNO3 bị phân hủy.

- Giải thích: Hòn than cháy mãnh liệt hơn vì có O2. Có tiếng nổ lách tách là do KNO3 nhiệt phân giải phóng khí O2.

PTHH:

2KNO3 → 2KNO2 + O2

C + O2 → CO2

Thí nghiệm 4: Phân biệt 1 số loại phân bón hóa học

- Tiến hành TN:

    + Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa 1 loại phân bón sau: amonisunfat, kali clorua, supephotphat kép. Cho vào mỗi ống nghiệm 4-5ml nước cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho đến khi các chất tan hết

a) TN nhận biết phân đạm amoni sunfat:

    + Lấy khoảng 1ml dung dịch mỗi loại phân vừa pha chế cho vào từng ống nghiệm.

    + Cho vào mỗi ống nghiệm 0,5ml dd NaOH rồi đun nóng nhẹ

- Hiện tượng:

    + Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.

    + Ống nghiệm có khí bay lên, khí này làm xanh quỳ tím ẩm là amoni sufat.

- Giải thích: amoni sufat phản ứng với NaOH giải phóng khí NH3

PTHH:

2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

b) TN nhận biết phân kali clorua và supephotphat kép:

    + Lấy khoảng 1ml dung dịch vừa pha chế của mỗi loại phân bón còn lại

    + Nhỏ vài giọt AgNO3 vào từng ống nghiệm

- Hiện tượng:

    + Ở ống nghiệm có ↓trắng là dd KCl

    + Ống nghiệm không có ↓ là dd Ca(H2PO4)2

- Giải thích: kali clorua tạo kết tủa trắng với AgNO3

PTHH:

AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3

Ag+ + Cl- → AgCl↓

Xem đáp án và giải thích
Trình bày ứng dụng của xesi
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày ứng dụng của xesi


Đáp án:

- Cs134 được sử dụng trong thủy học như là phép đo lượng phát ra của xêzi bởi công nghiệp năng lượng nguyên tử.

- Kim loại này cũng được sử dụng trong các tế bào quang điện do khả năng bức xạ điện tử cao của nó.

- Xesi cũng được sử dụng như là chất xúc tác trong quá trình hiđrô hóa của một vài hợp chất hữu cơ.

- Các đồng vị phóng xạ của xesi được sử dụng trong lĩnh vực y học để điều trị một vài dạng ung thư.

- Florua xesi được sử dụng rộng rãi trong hóa hữu cơ như là một bazơ và là nguồn của các ion florua khan.

- Hơi xesi được sử dụng trong nhiều loại từ kế phổ biến.

Xem đáp án và giải thích
Số đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N


Đáp án:

Có 4 đồng phân gồm: CH3CH2CH2NH2; CH3CH(CH3)NH2; CH3CH2NHCH3; (CH3)3N

Xem đáp án và giải thích
Oxi hóa hoàn toàn 4,92 mg một hợp chất A chứa C, H, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 tăng thêm 1,81 mg, bình chứa KOH cũng tăng thêm 10,56 mg. Hãy xác định hàm lượng phần trăm của C, H, N, O ở hợp chất A.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa hoàn toàn 4,92 mg một hợp chất A chứa C, H, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 tăng thêm 1,81 mg, bình chứa KOH cũng tăng thêm 10,56 mg. Hãy xác định hàm lượng phần trăm của C, H, N, O ở hợp chất A.


Đáp án:

Khối lượng bình đựng H2SO4 tăng chính bằng khối lượng H2O

=> mH2O = 1,81.10-3 g

Khối lượng bình đựng KOH tăng chính bằng khối lượng CO2 => mCO2 = 10,56.10-3 g

%mC =  [10,56.10-3 .12.100%] : (44.4,92.10-3) = 58,54%

%mH =  [1,81.10-3 .2.100%] : (18.4,92.10-3) = 4,09%

%mN = [0,55.10-3 .28.100%] : (22,4.6,15.10-3) = 11,18

=> %mO = 26,19%

 

Xem đáp án và giải thích
Có 60 gam dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch để chỉ còn 50 gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 60 gam dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch để chỉ còn 50 gam?


Đáp án:

Khối lượng NaCl có trong dung dịch là:

mct = (60.20)/100 = 12 g

Nồng độ dung dịch sau khi cô đặc là: C%sau = 24%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…