Ứng dụng của phương pháp điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để bảo vệ vỏ tàu biển, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây ?

Đáp án:
  • Câu A. Dùng chất ức chế sự ăn mòn.

  • Câu B. Dùng phương pháp điện hóa. Đáp án đúng

  • Câu C. Dùng hợp kim chống gỉ.

  • Câu D. Cách li kim loại với môi trường bên ngoài.

Giải thích:

Chọn B.  Phương pháp điện hóa: - Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn chặt những tấm kẽm vào phần vỏ tàu ngâm trong nước biển. Vì khi gắn miếng Zn lên vỏ tàu bằng thép sẽ hình thành một pin điện, phần vỏ tàu bằng thép là cực dương, các lá Zn là cực âm và bị ăn mòn theo cơ chế:  Ở anot (cực âm): Zn → Zn2+ + 2e  Ở catot (cực dương): 2H2O + O2 + 4e → 4OH-. Kết quả là vỏ tàu được bảo vệ, Zn là vật hi sinh, nó bị ăn mòn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ có hiện tượng gì?


Đáp án:

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ có hiện tượng kết tủa trắng.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về chống ăn mòn kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tàu biển với lớp vỏ thép dễ bị ăn mòn bởi môi trường không khí và nước biển. Để bảo vệ các tàu thép ngoài việc sơn bảo vệ, người ta còn gắn vào vỏ tàu một số tấm kim loại. Tấm kim loại đó là:


Đáp án:
  • Câu A. thiếc

  • Câu B. đồng

  • Câu C. chì

  • Câu D. kẽm

Xem đáp án và giải thích
Vì sao muối thô dễ bị chảy nước ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao muối thô dễ bị chảy nước ?


Đáp án:

 Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có ít muối khác như magie clorua …, Magie clorua rất ưa nước, nên nó hấp thụ nước trong không khí và rất dễ tan trong nước. Muối sản xuất càng thô sơ thì càng dễ bị chảy nước khi để ngoài không khí.

Xem đáp án và giải thích
Cho 8,32 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu và tỉ lệ nFe : nCu = 8 : 6 tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol HNO3, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi I = 9,65A trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng 5,52 gam (kim loại sinh ra bám hết vào catot). Giá trị của t là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 8,32 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu và tỉ lệ nFe : nCu = 8 : 6 tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol HNO3, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi I = 9,65A trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng 5,52 gam (kim loại sinh ra bám hết vào catot). Giá trị của t là


Đáp án:

Giải

Ta có: 8x.56 + 6x.64 = 8,32 => 832x = 8,32 => x = 0,01

=>nFe = 0,01.8 = 0,08 mol ; nCu = 0,01.6 = 0,06 mol

4HNO3 + 3e → 3NO3- + NO + 2H2O

0,4----------------0,3-------0,1

Ta có: 2nFe + 2nCu = 0,28 < 3nNO = 0,3 < 3nFe + 2nCu = 0,36

=>kim loại và axit đều hết

=> Sản phẩm tạo thành gồm Cu2+ ; Fe2+ ; Fe3+

=> nCu2+ = 0,06 mol ; nFe2+ = a mol ; nFe3+ = b mol

Ta có: a + b = 0,08 (1)

BT e ta có: 2nFe2+ + 3nFe3+ + 2nCu2+ = 3.nNO

=> 2a + 3b + 2.0,06 = 3.0,1 = 0,3

=> 2a + 3b = 0,18 (2)

Từ (1), (2) => a = 0,06 mol và b = 0,02 mol

nFe2+ pư = nFe = (5,54 – 64.0,06) : 56 = 0,03

BT e ta có : ne =  nFe3+   + 2nFe2+ + + 2nCu2+ = 0,02 + 0,03.2 + 2.0,06 = 0,2 mol

ne = It/ F => t = (ne.F) : I = (0,2.96500) : 9,65 = 2000s

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch NaCl, H2SO4, NaOH có cùn nồng độ là 0,5M. a) Lấy 1 ít mỗi dung dịch trên vào ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để có số mol chất tan có trong mỗi ống nghiệm là bằng nhau? b) Nếu thể tích dung dịch có trong mỗi ống nghiệm la 5ml. Hãy tính số gam chất tan có trong mỗi ống nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch NaCl, H2SO4, NaOH có cùn nồng độ là 0,5M.

   a) Lấy 1 ít mỗi dung dịch trên vào ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để có số mol chất tan có trong mỗi ống nghiệm là bằng nhau?

   b) Nếu thể tích dung dịch có trong mỗi ống nghiệm la 5ml. Hãy tính số gam chất tan có trong mỗi ống nghiệm.


Đáp án:

  a) Theo công thức: n = CM.V

   Muốn có số mol bằng nhau thì thể tích cũng bằng nhau

   Vì CM = 0,5 mol/l. Do đó ta phải lấy thể tích các dung dịch bằng nhau vào các ống nghiệm.

   b) Số mol chất tan có trong dung dịch của mỗi ống nghiệm:

   V = 5ml = 0,005lit

   n = CM.V = 0,5.0,005=0,0025(mol)

   mNaCl = n.M = 0,0025.58,5 = 0,14625(g)

   mH2SO4 = 0,0025.98 = 0,245(g)

   mNaOH = 0,0025.40 = 0,1(g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…