Câu A. axetylen
Câu B. canxi xianamit
Câu C. thép
Câu D. đất đèn Đáp án đúng
Canxi cacbua được sản xuất ở quy mô công nghiệp trong các lò hồ quang ở nhiệt độ 2.000 °C, nguyên liệu là đá vôi và than cốc. Phản ứng: CaO + 3C → CaC2 + CO Quá trình tác dụng giữa cacbon và canxi oxit sẽ tạo thành canxi cacbua hay còn gọi là quá trình sản xuất đất đèn. Mở rộng: Đất đèn được tạo ra ở nhiệt độ rất cao, 2.000 °C, nhiệt độ không dễ tạo ra bằng phương pháp gia nhiệt truyền thống (bằng than hoặc củi). Vì lẽ đó, phản ứng phải thực hiện trong lò hồ quang với các thanh điện cực bằng than chì. Sản phẩm của phản ứng có khoảng 80% về khối lượng là canxi cacbua, có dạng hạt kích thước từ vài mm đến 50 mm. Những tạp chất chủ yếu nằm ở các hạt có kích thước nhỏ. Hàm lượng CaC2 trong sản phẩm được xác định bằng lượng axetylen tạo ra khi tác dụng với nước.
Viết phương trình hóa học biểu diễn những biến hóa sau:
a) Ca → CaO → Ca(OH)2
b) Ca → Ca(OH)2
a, 2Ca + O2 → 2CaO
CaO + H2O → Ca(OH)2
b, Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Cho các oxit có công thức hóa học như sau:
a) SO2.
b) N2O5.
c) CO2.
d) Fe2O3.
e) CuO.
g) CaO.
Những chất nào thuộc nào oxit bazơ chất nào thuộc oxit axit.
Oxit axit: a), b), c).
Oxit bazơ: d), e), g).
Viết phương trình hoá học biểu diễn những chuyển hoá sau đây :
a)
b)
c)
Phương trình hóahọc biểu diễn những biến đổi :
a)
b)
c)
Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
Trong không khí có oxi, hơi nước và các chất khác. Do tác dụng nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi và nước mưa (thường hòa tan khí CO2 tạo môi trường axit yếu) có phản ứng với sắt tạo thành một số hợp chất của sắt gọi là gỉ sắt. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ dùng bằng sắt, người ta thường phủ lên đồ vật bằng sắt một lớp sơn, kim loại khác để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxi không khí và một số chất khác trong môi trường.
Hãy trình bày cách pha chế các dung dịch theo yêu cầu sau:
250ml dung dịch có nồng độ 0,1M của những chất sau:
- NaCl;
- KNO3;
- CuSO4.
n = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025(mol)
* NaCl: mNaCl = n.M = 0,025.58,5 = 1,4625(g)
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 1,4625g NaCl cho cốc và khuây nhẹ cho đủ 250ml dung dich. Ta được 250ml dung dịch NaCl 0,1M.
* KNO3: mKNO3 = n.M = 0,025.101 = 2,525(g)
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 2,525g KNO3 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 300ml. Đổ từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến khi đủ 250ml dung dịch, ta được 250ml dung dịch KNO3 0,1M.
* CuSO4: mCuSO4 = 0,025.160=4(g)
- Cách pha chế: Cân lấy 4g CuSO4 cho vào bình chia độ có dung tích 300ml, đổ từ từ nước cất vào bình và khuấy nhẹ cho đến khi đủ 250ml dung dịch CuSO4 0,1M.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet