Từ hỗn hợp các kim loại Ag và Cu, hãy trình bày 3 phương pháp hóa học tách riêng Ag và Cu. Viết các phương trình hóa học.
3 phương pháp tách riêng Ag và Cu từ hỗn hợp:
* Hòa tan hỗn hợp bằng muối Fe(III); Cu tan còn Ag không tan, tách riêng Cu + 2Fe3+ →Cu2+ + 2Fe2+
Cho sắt kim loại vào dung dịch thu được đồng.
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
* Hòa tan hỗn hợp bằng dung dịch HCl có sục khí oxi, Cu tan còn Ag không tan: 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O
Điện phân dung dịch thu được đồng
CuCl2 (đpdd) → Cu + Cl2
* Đốt cháy hỗn hợp trong không khí, sản phẩm hòa tan bằng dung dịch HCl:
2Cu + O2 → 2CuO
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Lọc lấy Ag không tan, Phần dung dịch đem điện phân:
CuCl2 (đpdd) → Cu + Cl2
Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu đựơc m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (đktc). Tìm giá trị của m1 và m2
Ta có: nCu(NO3)2 = 0,03 mol; nAgNO3 = 0,03 mol; nH2 = 0,015 mol
Chất rắn X + dd HCl dư → H2 ⇒ trong chất rắn X có Al dư
Cu(NO3)2 và AgNO3 hết
Al phản ứng hết với dd Cu(NO3)2 và AgNO3
Quá trình nhận e:
Tổng số mol e nhận = 0,06 + 0,03 = 0,09 mol
Quá trình nhường e:
Vậy m2 = mAl dư + mCu + mAg = 0,01.27 + 0,03.64 + 0,03.108 = 5,43 gam
m1 = mAl ban đầu = (0,01 + 0,03).27 = 1,08g
Khi oxi hoá hoàn toàn 5,00 g một chất hữu cơ, người ta thu được 8,40 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 g H2O. Phần trăm của C, H, O lần lượt là
Số mol CO2 = 8,40/22,4 = 0,375 mol => nC = nCO2 = 0,375 mol => mC = 4,5 gam
nH2O = 4,5/22,4 = 0,25 mol => mH = 0,25.2 = 0,5 gam
Bảo toàn khối lượng: mHCHC = mC + mO + mH => mO= mHCHC - mC- mH = 5 - 4,5 -0,5 = 0
Vậy trong HCHC không có oxi
%mC = 4,5/5.100% = 90%
%mH = 0,5/5.100% = 10%
Dung dịch X chứa 0,4 mol HCl, dung dịch Y chứa 0,2 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Nếu cho từ từ dung dịch X vào dung dịch Y thì thoát ra a mol khí . Nếu cho từ từ dung dịch Y vào dung dịch X thì thoát ra b mol khí. Tìm a, b?
- Nếu cho từ từ HCl (X) vào dung dịch Y, phản ứng 1 và 2 sau đây sẽ xảy ra lần lượt:
HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl 1
HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 2
Phản ứng 1: nNa2CO3 = nHCl p/u (1) = 0,3 mol
Phản ứng 2: nCO2 = nHCl p/u (2) = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol
- Nếu cho từ từ Y vào dung dịch HCl (X): phản ứng 3 và 4 sau đây sẽ xảy ra đồng thời:
2HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + CO2 3
HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 4
Tỉ lệ số mol phản ứng là: nNaHCO3 : nNa2CO3 = 2 : 3
Đặt số mol NaHCO3 phản ứng là x thì số mol Na2CO3 phản ứng là 1,5x
Phản ứng 3: nHCl p/u (3) = 2nCO2= 3x
Phản ứng 4: nHCl p/u (4) = nNaHCO3 = x
Ta có: nHCl = 4x = 0,4 mol . Vậy x = 0,1 mol
nCO2 = 1,5x + x. Vậy nCO2 = 0,25 mol
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3
(b) Cho Ba(HCO3)2 vào lượng dư dung dịch KHSO4
(c) Cho MgCl2 vào dung dịch Na2S
(d) Cho từ từ 0,1 mol HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,05 mol NaHCO3
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch chứa Fe(NO3)2
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa xuất hiện là
3Na2CO3 + 2AlCl3 + H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
2Ba(HCO3)2 + KHSO4 → BaSO4 + K2SO4 + 2CO2 + H2O
MgCl2 + Na2S + H2O → H2S + Mg(OH)2 + 2NaCl
Một nguyên tố X có 4 đồng vị bền với hàm lượng % lần lượt như sau:
Nguyên tử khối trung bình của X là bao nhiêu?
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet