Câu A. Tính dẫn điện.
Câu B. Ánh kim.
Câu C. Khối lượng riêng. Đáp án đúng
Câu D. Tính dẫn nhiệt.
Chọn C. Kim loại có những tính chất vật lý chung là : tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim và tính dẻo. Các tính chất trên đều do các electron tự do trong kim loại gây ra.
Chỉ dùng thêm 1 hóa chất, hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hóa học để giải thích.
a) Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.
b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3.
c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.
a. Nhận biết Al, Mg , Ca, Na
- Cho nước vào 4 mẫu thử:
+ Mẫu kim loại tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt là Na
+ Mẫu kim loại tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục là Ca
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
+ Hai mẫu thử không tan trong nước là Al và Mg
- Hai kim loại không tan trong nước ta cho dung dịch NaOH vào, kim loại nào phản ứng có khí bay ra là Al, còn lại là Mg
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
b. Nhận biết các dung dịch NaCl, CaCl2, AlCl3
Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu thử:
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan là : AlCl3.
+ Mẫu thử nào dung dịch có vẩn đục là CaCl2
+ Mẫu thử nào dung dịch trong suốt là NaCl.
PTHH:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
CaCl2 + 2NaOH → Ca(OH)2 + 2NaCl
c. Nhận biết các chất bột CaO, MgO, Al2O3
Cho nước vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào tan trong nước là CaO, hai mẫu thử không tan trong nước là MgO và Al2O3
CaO + H2O → Ca(OH)2
Lấy Ca(OH)2 ở trên cho vào 2 mẫu thử không tan trong nước. Mẫu thử nào tan ra là Al2O3, còn lại là MgO
Ca(OH)2 + Al2O3 → Ca(AlO2)2 + H2O
Còn có thể điều chế khí oxi bằng cách nung nóng kali clorat KClO3 (chất rắn màu trắng). Khi đun nóng 24,5g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 13,45g. Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất của phản ứng phân hủy là 80%.
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có khối lượng khí oxi thu được là:
mO2 = 24,5 – 13,45 = 11,05(g)
Khối lượng thực tế oxi thu được: mO2 = (11,05 x 80)/100 = 8,84 (g)
Cho 1,24g hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 1,92g hỗn hợp 2 bazơ NaOH và KOH. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là bao nhiêu?
Đặt: nNa = x mol
nK = y mol
Phương trình phản ứng hóa học:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
x x 0,5x
2K + 2H2O → 2KOH + H2
y y 0,5y
mhỗn hợp = mNa + mK = 23.x + 39.y = 1,24 (1)
mhh bazơ = mNaOH + mKOH = 40.x + 56.y = 1,92 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình : 23x + 39y = 1,24 & 40x + 56y = 1,92 => x = y = 0,02
⇒ nH2 = 0,5x + 0,5y = 0,02 ⇒ VH2 = 0,02.22,4 = 0,448 lít
Làm bay hơi 3,7 gam este nó chiếm thể tích bằng thể tích của 1,6 gam O2 trong cùng điều kiện. Este trên có số đồng phân là: (cho C=12; H=1; O=16)
Câu A. 3
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 1
Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Công thức của X?
Theo bài ra, ta có nHCl = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol nên muối gồm có 0,1 mol muối amino axit và 0,1 mol NaCl.
=> Khối lượng muối amino axit: 15,55 – 0,1.58,5 = 9,7.
=> Mmuối aminoaxit = 97 <=> H2N - R - COONa => R = -CH2-
=> X là: H2N - CH2 - COOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet