Thủy phân hoàn toàn 4,878 gam halogenua của photpho thu được hỗn hợp hai axit. Để trung hòa hoàn toàn hỗn hợp này cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. Halogen đó là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 4,878 gam halogenua của photpho thu được hỗn hợp hai axit. Để trung hòa hoàn toàn hỗn hợp này cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. Halogen đó là gì?


Đáp án:

PX3 (x) + 3H2O → 3HX (3x) + H3PO3 (x mol)

nNaOH = nHX + 2nH3PO3 = 5x = 0,09 mol (axit H3PO3 là axit 2 nấc )

⇒ x = 0,018 mol

⇒ PX3 = 4,878 : 0,018 = 271 ⇒ X = 80 (Br)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau: a) CH4, C2H4, CO2. b) C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH. c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau:

a) CH4, C2H4, CO2.

b) C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH.

c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic.


Đáp án:

a) Cho các khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí nào cho kết tủa là khí CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Lấy cùng một thể tích các khí còn lại cho tác dụng với cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ, khí không làm mất màu dung dịch brom là CH4 , khí làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.

b) Cho dung dịch Na2CO3 vào ba ống nghiệm chứa các chất trên, chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra là CH3COOH.

CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

(Có thể dùng quỳ tím, axit CH3COOH đổi màu quỳ tím thành đỏ).

Cho Na vào hai ống nghiệm còn lại, chất trong ống nghiệm nào cho khí bay ra là rượu etylic, chất không phản ứng là CH3COOC2H5.

c) Cho quỳ tím vào ba ống nghiệm chứa các chất tren, chất trong ống nghiệm nào đổi màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic.

Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào hai ống nghiệm còn lại và đun nóng, chất trong ống nghiệm nào có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozơ, còn lại dung dịch không phản ứng là dung dịch saccarozơ.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng α vòng 5 hoặc 6 cạnh. (d) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). (e) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ. (g) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β–glucozơ và α–fructozơ. (h) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm –COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol. (i) Phản ứng giữa axit axetic và ancol anlylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành este có mùi thơm chuối chín. (k) Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai, khó chịu, độc. (l) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần phân tử khối. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về amino axit, chất béo, peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây là sai


Đáp án:
  • Câu A. Metyl amin là chất khí, làm xanh quỳ tím ẩm.

  • Câu B. Các đipeptit hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

  • Câu C. Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao.

  • Câu D. Các chất béo có gốc axit béo không no thường là chất lỏng.

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?


Đáp án:

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:

Z = 20: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 ;

Z = 21: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 ;

Z = 24: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 ;

Z = 29: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 ;

Z = 30: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 ;

Nguyên tử của nguyên tố Z = 20 có electron cuối cùng điền vào phân lớp s của lớp ngoài cùng. Đó là nguyên tố s.

Các nguyên tử của nguyên tố còn lại có electron cuối cùng điền vào phân lớp d sát lớp ngoài cùng. Đó là những nguyên tố d.

Ở nguyên tử của nguyên tố Z = 24 và Z = 29 có sự chuyển 1 electron từ phân lớp 4s của lớp ngoài cùng để đạt cấu hình bán bão hòa (phân lớp 3d có 5e) và bão hòa (phân lớp 3d có đủ 10e).

Những nguyên tố d có phân lớp d đã bão hòa thì số thứ tự nhóm của chúng bằng số electron lớp ngoài cùng. Vì vậy, nguyên tử của nguyên tố Cu (Z = 29) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 1 electron nên ở nhóm IB và nguyên tử của nguyên tố Zn (Z = 30) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 2 electron nên ở nhóm IIB.

Xem đáp án và giải thích
Hiđrat clorua lỏng không dẫn điện nhưng dung dịch của chất này trong nước dẫn điện. Hãy giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđrat clorua lỏng không dẫn điện nhưng dung dịch của chất này trong nước dẫn điện. Hãy giải thích.

 





Đáp án:

Hiđro clorua lỏng gồm các phân tử HCl trung hòa về điện, vì thế không dẫn điện. Khi được hòa tan trong nước, một dung môi phân cực, các phân tử HCl điện li tạo ra các ion dương và âm dịch chuyển tự do trong dung dịch.

Vì thế, dung dịch HCl dẫn điện.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…