Từ 10 kg gạo nếp cẩm (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít ancol etylic nguyên chất? Biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng D = 0,789 g/ml
mtinh bột = 10.80/100 = 8 (kg)
Sơ đồ quá trình lên men :
(C6H10O5)n --H+, t0--> nC6H12O6 --enzim--> 2nC2H5OH
Do H = 80%
=> mC2H5OH = [8.46.2n.80]/[162n.100] = 1472/405 kg
Mặt khác ancol etylic có D = 0,789 g/ml = 0,789 kg/lít
=> VC2H5OH = m/D = m/0,789 = 4,6 lít
Cho 22,34 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al, Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4, HNO3 đặc, nóng, sau phản ứng thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO, SO2 có tỉ khối với hidro là 23,5. Phần trăm khối lượng của Al trong X là
Giải
M (hh khí) = 47
Dùng phương pháp đường chéo => n NO = n SO2 = 0,2 mol
Al: a mol, Cu: b mol
→ 7a + 64b = 22,34
→ 3a+2b = 3nNO + 2n SO2 = 0,2.3 + 0,2.2 = 1
→ a = 0,14 và b = 0,29
→ %mAl = (27.0,14.100) : 22,34 = 16,92%
Đung nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 600ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 15,4 gam hơi Z gồm các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 5,04 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y đun nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,2 gam một chất khí. Tìm m?
⇒ m = 36,9 + 15,4 - 0,45.40 = 34,3 (gam)
Nhiệt độ sôi (độ C) của một số dẫn xuất halogen cho trong bảng sau:
Công thức | X=F | X=Cl | X=Br | X=I | X = H |
CH3 X | -78 | -24 | 4 | 42 | -162 |
CHX3 | -82 | 61 | 150 | Thăng hoa 210 | -162 |
CH3 CH2X | -38 | 12 | 38 | 72 | -89 |
CH3 CH2CH2X | -3 | 47 | 71 | 102 | -42 |
(CH3 )2CHX | -10 | 36 | 60 | 89 | -42 |
C6H5X | 85 | 132 | 156 | 188 | 80 |
a) Hãy cho biết sự biến đổi nhiệt độ sôi ghi trong bảng có theo quy luật nào không?
b) Hãy ghi nhiệt độ sôi của các hidrocacbon vào cột cuối cùng của bảng và so sánh với nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen tương ứng rồi rút ra nhận xét.
a) Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi
- Ở nhiệt độ thường CH3 F,CH3 Cl,CH3 Br là chất khí; CH3 I là chất lỏng.
- Trong hợp chất RX (R là gốc hidrocacbon , X là halogen)
+ nhiệt độ sôi tăng dần khi X lần lượt được thay thế bằng F, Cl, Br, I
+ nhiệt độ sôi tăng dần khi R tăng.
b) Nhiệt sộ sôi dẫn xuất halogen cao hơn nhiệt độ sôi các ankan tương ứng.
- các hợp chất hữu cơ đồng phân về mạch cacbon thì đồng phân mạch thẳng có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân mạch nhánh do hiệu ứng Van dec Van.
Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?
Cho hai lọ lần lượt tác dụng với nhau :
Cho lọ 1 và lọ 2 nếu xuất hiện kết tủa mà kết tủa tan ngay thì lọ 1 là AlCl3 và lọ 2 là NaOH
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Nếu cho lọ 1 và lọ 2 mà có kết tủa sau một thời gian kết tủa mới tan thì lọ 1 là NaOH và lọ 2 là AlCl3
Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng sản phẩm thu được
Theo giả thiết hỗn hợp các amin gồm C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH, (C2H5)2NCH3 đều là các amin đơn chức nên phản ứng với HCl theo tỉ lệ mol 1: 1.
Sơ đồ phản ứng :
X + HCl → muối
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mmuối = mamin + mHCl = 15 + 0,05.36,5 = 16,825 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet