Trong số các hợp chất dưới đây hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất.
a) Khí ozon có phân tử gồm 3O liên kết với nhau.
b) Axit photphoric có phân tử gồm 3H, 1P, và 4O liên kết với nhau.
c) Chất natri cacbonat (sođa) có phân tử gồm 2Na, 1C và 3O liên kết với nhau.
d) Khí flo có phân tử gồm 2F liên kết với nhau.
e) Rượu etylic (cồn) có phân tử gồm 2C, 6H, và 1O liên kết với nhau.
f) Đường có phân tử gồm 12C, 22H, và 11O liên kết với nhau.
a) Khí ozon là đơn chất vì phân tử gồm3 nguyên tử của 1 nguyên tố hóa học (O) tạo nên.
b) Axit photphoric là hợp chất vì phân tử do 3 nguyên tố hóa học (H, P, O) tạo nên.
c) Natri cacbonat là hợp chất vì phân tử gồm 3 nguyên tố hóa học (Na, C, O) tạo nên.
d) Khí flo là đơn chất vì phân tử vì phân tử do 1 nguyên tố hóa học (F) tạo nên.
e) Rượu etylic là hợp chất vì phân tử do 3 nguyên tố hóa học ( C, H, O) tạo nên.
f) Đường là hợp chất vì phân tử do 3 nguyên tố hóa học (C, H, O) tạo nên.
Điền chất thích hợp vào chỗ có dấu ? trong các sơ đồ sau:
a) H2PO4-+?→HPO42-+?
b) HPO42-+?→H2PO4-+?
a) H2PO4-+OH- →HPO42-+H2O
b) HPO42- + H3O+ →H2PO4-+H2O
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N. Cho 9,1 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,8 gam chất rắn khan. Số công thức cấu tạo của X phù hợp với tính chất trên là:
Câu A. 1
Câu B. 2
Câu C. 3
Câu D. 4
Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau?
Câu A. Thực hiện phản ứng tráng bạc.
Câu B. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.
Câu C. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.
Câu D. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh lam.
Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.
Ta có: nNO = 0,02 (mol); nFe ban đầu = 0,0375 (mol)
Nếu Fe phản ứng hết, số mol electron nhường = 0,0375 × 3= 0,1125 > 0,06 Fe dư, Cu chưa phản ứng với dung dịch HNO3.
Như vậy sau khi phản ứng kết thúc Fe dư, Cu chưa phản ứng muối tạo ta là Fe(NO3)2: mFe(NO3)2 = 0,03 × 180 = 54(gam)
Vì sao rượu có khả năng khử mùi tanh của cá ?
Mùi tanh của cá là do cac amin “lẩn trốn” trong cá gây nên. Khi chiên cá cho thêm 1 ít rượu có tác dụng hòa tan các amin ra khỏi cá, ở nhiệt độ cao các amin này sẽ bay hơi. Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB