Câu A. AgNO3 và Fe(NO3)2. Đáp án đúng
Câu B. AgNO3 và FeCl2.
Câu C. AgNO3 và FeCl3.
Câu D. Na2CO3 và BaCl2.
Chọn A. A. AgNO3 + Fe(NO3)2→ Fe(NO3)3 + Ag 3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O B. 3AgNO3 + FeCl2→ Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag 3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O, và AgCl + HNO3 : không phản ứng C. 3AgNO3 + FeCl3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl; AgCl + HNO3 : không phản ứng D. Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl ; BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
"Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
– Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Teflon là chất gì?
Teflon có tên thay thế là: Politetrafloetilen [(−CF2−CF2−)n]. Đó là loại polime nhiệt dẻo, có tính bền cao với các dung môi và hóa chất. Nó độ bền nhiệt cao, có độ bền kéo cao và có hệ số ma sát rất nhỏ. Teflon bền với môi trường hơn cả Au và Pt, không dẫn điện.
Do có các đặc tính quý đó, teflon được dùng để chế tạo những chi tiết máy dễ bị mài mòn mà không phải bôi mỡ (vì độ ma sát nhỏ), vỏ cách điện, tráng phủ lên chảo, nồi,… để chống dính.
Oxi hóa hoàn toàn 4,92 mg một hợp chất A chứa C, H, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 tăng thêm 1,81 mg, bình chứa KOH cũng tăng thêm 10,56 mg. Hãy xác định hàm lượng phần trăm của C, H, N, O ở hợp chất A.
Khối lượng bình đựng H2SO4 tăng chính bằng khối lượng H2O
=> mH2O = 1,81.10-3 g
Khối lượng bình đựng KOH tăng chính bằng khối lượng CO2 => mCO2 = 10,56.10-3 g
%mC = [10,56.10-3 .12.100%] : (44.4,92.10-3) = 58,54%
%mH = [1,81.10-3 .2.100%] : (18.4,92.10-3) = 4,09%
%mN = [0,55.10-3 .28.100%] : (22,4.6,15.10-3) = 11,18
=> %mO = 26,19%
Nhà máy khí Dinh Cố có 2 sản phẩm chính: khí hoá lỏng cung cấp cho thị trường và khí đốt cung cấp cho nhà máy điện Phú Mỹ.
a) Thành phần chính của mỗi sản phẩm đó là gì?
b) Có nên chuyển tất cả lượng khí khai thác được thành khí hoá lỏng hay không, vì sao?
a) Thành phần chính của các sản phẩm đó là:
- Khí hóa lỏng: C3H8 và C4H10
- Khí đốt: CH4
b) Không nên chuyển tất cả lượng khí khai thác được thành khí hóa lỏng vì CH4 có nhiệt độ sôi rất thấp (-162oC), phải làm lạnh và nén ở áp suất cao, bình thép dùng chứa sản phẩm đó phải dày, do đó không có lợi về mặt kinh tế.
Một hơp chất có thành phần các nguyên tố là 40% Cu; 20% S và 40% O. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (biết khối lượng mol của hợp chất là 160 g/mol)
- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
mCu = (40.160)/100 = 64g
mS = 32g; mO = 64g
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
nCu = 1 mol; nS = 1 mol; nO = 4 mol
Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có : 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.
Vậy công thức hoá học của hợp chất là: CuSO4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet