Trong số các chất sau: CH3 – CH3, CH3 – CH2OH, C6H6, CH3 – O – CH3 chất nào tác dụng được với Na? Viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong số các chất sau: CH3 – CH3, CH3 – CH2OH, C6H6, CH3 – O – CH3 chất nào tác dụng được với Na? Viết phương trình hóa học.


Đáp án:

2CH3CH2OH + 2Na → 2 CH3CH2ONa + H2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập về tính chất hóa học của đồng và hợp chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?


Đáp án:
  • Câu A. Cu + 2FeCl3 --> CuCl2 + 2FeCl2.

  • Câu B. Cu + 2AgNO3 --> Cu(NO3)2 + 2Ag

  • Câu C. Fe + CuCl2 --> FeCl2 + Cu.

  • Câu D. Cu + 2HNO3 --> Cu(NO3)2 + H2.

Xem đáp án và giải thích
Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Nhỏ dd AgNO3 dư vào dd Y thu được 79g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Nhỏ dd AgNO3 dư vào dd Y thu được 79g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a?


Đáp án:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Ta có: a/2 > a/3 => Fe dư

Chất rắn X chứa:

nFe pư = nFeCl3 = a/3 .nCl2 = (2a)/3 mol ; nFe dư = a - (2a)/3 = a/3 mol

Khi cho X vào nước xảy ra phản ứng:

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

a/3   2a/3 mol

=> Phản ứng hết, dd Y chỉ chứa FeCl2

nFeCl2 = 3. nFe = a mol

nFe2+ = a mol, nCl- = 2a mol

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ +Ag

Cl- + Ag+ → AgCl

=> nAg = nFe2+ = a mol

và nAgCl = nCl- = 2a mol

m↓ = 108a + 143,5. 2a = 79

=> a = 0,2 mol

Xem đáp án và giải thích
Thả một mảnh nhôm vào các ống nghiệm chứa các dung dịch sau: a) MgSO4. b) CuCl2. c) AgNO3. d) HCl. Cho biết hiện tượng xảy ra? Giải thích và viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thả một mảnh nhôm vào các ống nghiệm chứa các dung dịch sau:

a) MgSO4.

b) CuCl2.

c) AgNO3.

d) HCl.

Cho biết hiện tượng xảy ra? Giải thích và viết phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Không có phản ứng, vì hoạt động hóa học của Mg > Al.

b) Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm.

2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu ↓

c) Al tan dần, có chất rắn màu xám bám ngoài Al.

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag ↓

d) Có khí hiđro bay lên:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑ .

Xem đáp án và giải thích
Cho 200 ml dung dịch glucozo phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam bạc. Tính nồng độ mol của glucozo đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 200 ml dung dịch glucozo phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam bạc. Tính nồng độ mol của glucozo đã dùng.


Đáp án:

nAg = 10,8/108 = 0,1 mol

Glucozo     ----------> 2Ag

Theo phương trình : nglucozơ = 1/2 . nAg = 0,05 mol

→ CM glucozo = 0,05/0,2 = 0,25 M

Xem đáp án và giải thích
Ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoạt động
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoạt động?


Đáp án:

Ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoạt động do  phân tử nitơ có liên kết ba khá bền.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…