Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau: Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng
Gọi kim loại là M, khối lượng ban đầu là m(gam), khối lượng kim loại tham gia phản ứng là x(gam)
M + Cd(NO3)2 → M(NO3)2 + Cd (1)
Theo (1):
1 mol M(khối lượng M gam) → 1 mol Cd (112 gam) khối lượng tăng (112-A)gam
=> x gam A phản ứng → khối lượng tăng [(112-M).x] : M gam
%khối lượng tăng = {[(207-M).x] : M}: m x 100% = 0,47% (*)
M + Pb(NO3)2 → M(NO3)2 + Pb (2)
Theo (2)
1 mol M(khối lượng M gam) → 1 mol Pb(207 gam) khối lượng tăng (207- M)gam
=> x gam A phản ứng → khối lượng giảm [(207- M).x] : M gam
%khối lượng giảm = giảm {[(207- M).x] : M}: m x 100% = 1,42 % (**)
Từ (*) và (**) => (112 - M):(207- M) = 0,47 : 1,42 => M = 65 (M là Zn)
Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là gì?
CTPT của X là (CHO)n hay CnH2nOn
MX = 30.2 = 60 ⇒ (12 + 2.1 + 16)n = 60 ⇒ n = 2 ⇒ CTPT là C2H4O2
Tại sao khi ăn trầu người ta quệt thêm vôi?
Vì trong miếng trầu có vôi (chất kiềm) để khử arecolin trong hạt cau (chất này có tính độc) tạo thành arecaidin (màu đỏ) không độc mà có khả năng gây hưng phấn, da mặt hồng hào,…
Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng thì có 2,0 mol HNO3, đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc). Tìm V?
Đặt nNH4NO3 = a, nN2 = b
⇒ 10nNH4NO3 + 8nN2 = 3nAl = 1,62 (1)
⇒ 12nNH4NO3 + 10nN2 = nHNO3 = 2 (2)
Giải hệ (1) và (2) ⇒ b = nN2 = 0,05 mol
⇒ VN2 = 1,12 lít
Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho:
a) Kẽm vào dung dịch đồng clorua.
b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat.
c) Kẽm vào dung dịch magie clorua.
d) Nhôm vào dung dịch đồng clorua.
Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.
Hiện tượng xảy ra:
a) Zn tan dần, dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm.
CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu ↓
b) Cu tan dần, chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng (Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối), màu xanh lam dần xuất hiện trong dung dịch.
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
c) Không có hiện tượng gì xảy ra và không có phản ứng.
d) Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm.
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu ↓
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet