Trong số các chất đã được học, có bốn chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H7O2N vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tác dụng với dung dịch HCl. Hãy viết công thức cấu tạo và tên của bốn hợp chất đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong số các chất đã được học, có bốn chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H7O2N vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tác dụng với dung dịch HCl. Hãy viết công thức cấu tạo và tên của bốn hợp chất đó.



Đáp án:

Các công thức cấu tạo của hợp chất theo yêu cầu đề bài là:

CH3-CH (NH2) -COOH (axit α-aminopropionic)            

CH2(NH2)-CH2-COOH (axit ε-aminopropionic)

CH2(NH2)-COO-CH3    (metyl aminoaxetat)

CH2 = CH-COO-NH(amoni acrylat)




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Các cách viết sau chỉ các ý gì? 2 Cu, 2 H2, 3 NaCl. b) Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt các ý sau: năm nguyên tử sắt, ba phân tử muối ăn, bốn phân tử khí oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Các cách viết sau chỉ các ý gì? 2 Cu, 2 H2, 3 NaCl.

b) Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt các ý sau: năm nguyên tử sắt, ba phân tử muối ăn, bốn phân tử khí oxi.


Đáp án:

a) 2 Cu: hai nguyên tử đồng.

2 H2: hai phân tử hiđro.

3 NaCl: ba phân tử muối ăn (hay ba phân tử natri clorua).

b) năm nguyên tử sắt: 5 Fe.

ba phân tử muối ăn: 3 NaCl.

bốn phân tử khí oxi: 4 O2.

Xem đáp án và giải thích
 Hỗn hợp kim loại (1) Cu-Ag, (2) Cu- Al, (3) Cu -Mg Dung dịch của cặp chất nào sau đây để nhận biết cac hỗn hợp trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hỗn hợp kim loại (1) Cu-Ag, (2) Cu- Al, (3) Cu -Mg

Dung dịch của cặp chất nào sau đây để nhận biết cac hỗn hợp trên.





Đáp án:

- Cho từng hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl nhận ra hỗn hợp Cu – Ag không tác dụng.

- Hỗn hợp (2) tạo ta dung dịch AlCl3 và hỗn hợp (3) tạo ra dung dịch MgCl. phân biệt bằng dung dịch NaOH:

AlCl3 + 3NaOH ⟶ Al(OH)3↓ +3NaCl

                                    tan trong NaOH dư

MgCl2 + 2NaOH ⟶ Mg(OH)2↓ + 2NaC

                                      không tan trong NaOH dư.




Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Có bao nhiêu chất thuộc loại axit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Có bao nhiêu chất thuộc loại axit


Đáp án:

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Các chất thuộc loại axit là: H2SO4, HCl

Xem đáp án và giải thích
Cho hai đồng vị: 11H (kí hiệu là H) và 21H (kí hiệu là D) a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có. b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử. c) Một lít khí hiđro giàu đơteri ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,05gam. Tính thành phần phần trăm khối lượng từng đồng vị của hiđro.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hai đồng vị: 11H (kí hiệu là H) và 21H (kí hiệu là D)

a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có.

b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử.

c) Một lít khí hiđro giàu đơteri ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,05gam. Tính thành phần phần trăm khối lượng từng đồng vị của hiđro.

 


Đáp án:

a) Có 3 loại công thức phân tử hiđro là: H2; HD; D2.

b) Phân tử khối của mỗi phân tử là:

H2: 1. 2 =2 đvC

HD: 1 + 2= 3 đvC

D2: 2.2 = 4 đvC

c) 1lit khí nặng 0,05 g ⇒ 1 mol (22,4 l) nặng 0,05. 22,4 = 1,12g

⇒ AH = 1,12 g/mol

Gọi x là phần trăm của đồng vị D 

⇒ phần trăm của đồng vị H là (100 - x)

=> 2x/100  +  (1.(100-x))/100 = 1,12

Giải ra được %D = 12%; %H = 88%.

Xem đáp án và giải thích
Chất làm hồ tinh bôt hóa xanh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có dung dịch X gồm (KI và một ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, Br2, FeCl3, AgNO3 tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là:

Đáp án:
  • Câu A. 3 chất.

  • Câu B. 4 chất.

  • Câu C. 2 chất.

  • Câu D. 5 chất.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…