Trong số các cân bằng sau, cân bằng nào sẽ chuyển dịch và dịch chuyển theo chiều nào khi giảm dung tích của bình phản ứng xuống ở nhiệt độ:
a) CH4(k) + H20(k) ⇄ CO(k) + 3H2(k)
b) CO2(k) + H2(k) ⇄ CO(k) + H2O(k)
c) 2SO2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3(k)
d) 2HI → H2 + I2
e) N2O4(k) ⇄ 2NO2(k)
Giảm dung tích cảu bình phản ứng xuống ở nhiệt độ không đổi, tức là tăng áp suất của bình nên:
a) Cân bằng chuyển dịch theo chiều chiều nghịch (chiều làm giảm số mol khí)
b) Cân bằng không chuyển dịch (do số mol khí ở 2 về bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng)
c) Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (chiều làm giảm số mol khí)
d) Cân bằng không chuyển dịch(do số mol khí ở 2 về bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng)
e) Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều làm giảm số mol khí)
Xà phòng hoá hoàn toàn 66,6 gam hỗn họp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140°C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là?
nancol = nC3H6O2 = 0,9 mol ⇒ nH2O = 0,45 mol ⇒ m = 0,45.18 = 8,1 gam
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 26,52 gam muối, Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Gọi x, y là số mol của X và H2O thì số mol của NaOH và glixerol là 3x và x
Theo ĐLBT nguyên tố O: 6x + 2,31.2 = 1,65.2 + y
→ 6x – y = - 1,32 (1)
Khối lượng của X là 1,65.12 + 2y + 6.x.16 = 96x + 2y + 19,8 (g)
Theo ĐLBTKL:
mX + mNaOH = mmuối + mglixerol
→ 96x + 2y + 19,8 + 40.3x = 26,52 + 92x
→ 124x + 2y = 6,72 (2)
Giải hệ (1) và (2) → x = 0,03 và y = 1,5
Ta có: nX = (nCO2 – nH2O)/(k – 1)
→ k = 6
→ nBr2 = x.(k – 3) = 0,09 mol
Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng hoàn toàn, khí ra khỏi ống được dẫn vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là:
CO + [O] → CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Theo PTHH: nCO = nCO2=nCaCO3 = 0,04 mol => V= 0,896 lít
Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng, trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?
Câu A. Ca(HCO3)2, MgCl2.
Câu B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
Câu C. Mg(HCO3)2, CaCl2.
Câu D. MgCl2, Ca2SO4.
Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn
1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp
2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính
a. oxi hóa mạnh nhất?
b. oxi hóa yếu nhất ?
c. Khử mạnh nhất?
d. Khử yếu nhất?
1. Ag+ + e → Ag
Fe2+ + 2e → Fe
Zn2+ + 2e → Zn
2. Chất oxi hóa mạnh nhất : Ag+
Chất oxi háo yếu nhất : Zn2+
Chất khử mạnh nhất : Zn
Chất khử yếu nhất : Ag
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet