Trong phản ứng hóa học sau: Cl2 + 6KOH -> KClO3 + 5KCl + 3H2O; Cl2 đóng vai trò gì?
Câu A. Chỉ là chất oxi hóa.
Câu B. Chỉ là chất khử.
Câu C. Vừa chất oxi hóa, vừa là chất khử. Đáp án đúng
Câu D. Không phải chất oxi hóa, không phải chất khử.
Trong phản ứng hóa học: Cl2 + 6KOH -> KClO3 + 5KCl + 3H2O
Số oxi hóa của Cl2 vừa tăng vừa giảm nên Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử
Hòa tan hết 23,18 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,46 mol H2SO4 loãng và 0,01 mol NaNO3, thu được dung dịch Y (chứa 58,45 gam chất tan gồm hỗn hợp muối trung hòa) và 2,92 gam hỗn hợp khí Z. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,91 mol NaOH, thu được 29,18 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)3 trong X là
Y + NaOH thu được dung dịch chứa Na+ (0,91 + 0,01 = 0,92), SO42- (0,46), bảo toàn điện tích vừa đủ nên Y không còn NO3-.
Đặt u là tổng khối lượng của Fe2+, Fe3+, Mg2+. Đặt nNH4+ = v
m muối = u + 18v + 0,01.23 + 0,46.96 = 58,45g
nOH- trong kết tủa = 0,91 – v
—> m↓ = u + 17(0,91 – v) = 29,18g
—> u = 13,88 và v = 0,01
nNO3-(X) = (mX – u)/62 = 0,15 —> nFe(NO3)3 = 0,05
—> %Fe(NO3)3 = 0,05.242/23,18 = 52,20%
Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Thể tích rượu 40° thu được (biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%) là
Glucozơ → 2C2H5OH + 2CO2
nrượu = 2nglu = 2. 2,5. 103. 80% : 180 = 22,22 mol
mrượu = 22,22. 46 : 0,8 : (40/100). 90% = 2875ml
Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo chung cho anken. Hãy so sánh thành phần và đặc điểm cấu tạo của anken với ankan và monoxicloankan.
Công thức phân tử anken CnH2n (n ≥ 2)
Công thức cấu tạo chung anken.
ankan | anken | xicloankan | |
Thành phần | Chứa C và H | Chứa C và H | Chứa C và H |
Cấu tạo | - Mạch hở - Trong phân tử chỉ có liên kết đơn |
-Mạch hở -Trong phân tử có một liên kết đôi C=C |
-Mạch vòng -Trong phân tử chỉ có liên kết đơn |
Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptit X ta thu được các amino axit A, B, c, D và E. Thuỷ phân không hoàn toàn X ta thu được các đipeptit BD, CA, DC, AE và tripeptit DCA. Xác định trình tự các gốc amino axit trong phân tử X.
X là pentapeptit mà khi thuỷ phân tạo ra 5 loại amino axit khác nhau nên mỗi amino axit chí đóng góp 1 gốc vào phân tử X.
Nên xuất phát từ tripeptit: DCA
Vì có đipeptit BD nên gốc B đứng trước gốc D : BDCA. Vì có đipeptit AE nên gốc E đứng sau gốc A ; do đó trình tự các gốc trong phân tử X là : BDCAE.
Một phân tử polietylen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietylen này là:
Câu A. 20000
Câu B. 2000
Câu C. 1500
Câu D. 15000
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet