Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?
a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) (cùng nhiệt độ).
b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50°C).
c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) (cùng nhiệt độ).
d) 2H2 + O2 ---t0 thường---> 2H2O và 2H2 + O2 ---t0 thường, Pt---> 2H2O
Phản ứng có tốc độ lớn hơn:
a) Fe + CuSO4 (4M).
b) Zn + CuSO4 (2M, 50oC).
c) Zn (bột) + CuSO4 (2M).
d) 2H2 + O2 ---t0 thường, Pt---> 2H2O
Trình bày tóm tắt qui trình chưng cất dầu mỏ, các phân đoạn và ứng dụng của chúng? Có mấy loại than chính? Thành phần và cách chế biến chúng?
Dầu khai thác từ mỏ lên gọi là dầu thô. Dầu thô sau khi sơ chế loại bỏ nước, muối, được chưng cất ở áp suất thường trong các tháp chưng cất phân đoạn liên tục cao vài chục mét. Nhờ vậy người ta tách được những phân đoạn dầu có nhiệt độ sôi khác nhau. Các phân đoạn đó được đưa đi sử dụng hoặc được chế biến tiếp.
Các sản phẩm chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường
Nhiệt độ sôi | Số nguyên tử C trong phân tử | Hướng xử lí tiếp theo |
< 180ºC |
1~10 Phân đoạn khí và xăng |
Chưng cất áp suất cao, tách phân đoạn C1-C2, C3-C4 khỏi phân đoạn lỏng (C5-C10) |
170-270ºC |
10~16 Phân đoạn dầu hoả |
Tách tạp chất chứ S, dùng làm nhiên liệu phản lực, nhiên liệu thắp sáng, đun nấu… |
250-350ºC |
16-21 Phân đoạn điêzen |
Tách tạp chất chứa S, dùng làm nhiên liệu cho động cơ điêzen |
350-400ºC |
21-30 Phân đoạn dầu nhờn |
Sản xuất dầu nhờn, làm nguyên liệu cho crăckinh |
> 400ºC |
> 30 Cặn mazut |
Chưng cất áp suất thấp lấy nguyên liệu cho crăckinh, dầu nhờn, parafin, nhựa rải đường |
Trong các loại than mỏ (than gầy, than béo, than bùn,…) hiện nay chỉ có than béo (than mỡ) được dùng để chế biến than cốc và cung cấp một lượng nhỏ hiđrocacbon. Than gầy chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, xi măng, vv…
Hãy nêu đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái tự nhiên, tính chất và ứng dụng.
1. Trạng thái tự nhiên:
– Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi. Silic chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.
– Trong tự nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Các hợp chất tồn tại nhiều là thạch anh, cát trắng, đất sét (cao lanh).
2. Tính chất:
a) Tính chất vật lí: Silic là chất rắn, màu xám, khó nòng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém. Silic là chất bán dẫn.
b) Tính chất hóa học: Phản ứng với oxi (ở nhiệt độ cao):
Si + O2 → SiO2.
3. Ứng dụng: Silic được sử dụng trong kĩ thuật rađio, trong chế tạo pin mặt trời, chế tạo linh kiện điện tử...
Cho 1,03 gam muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. Xác định tên muối A.
nAg = 1,08/108 = 0,1 mol
Phương trình hóa học của phản ứng:
Đặt X là kí hiệu, nguyên tử khối của halogen
NaX + AgNO3 → AgX↓ + NaNO3
0,01mol 0,01mol
2AgX → 2 Ag + X2
0,01mol 0,01mol
Theo pt: nNaX = nAgX = nAg = 0,1 mol
MNaX = 1,03/0,01 = 103
→ X = 103 – 23 = 80 (Br)
Muối A có công thức phân tử là NaBr
Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là:
Câu A. CH3OCO-COOC3H7
Câu B. CH3OOC-CH2-COOC2H5
Câu C. CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5.
Câu D. C2H5OCO-COOCH3
Nung hỗn hợp bột kim loại gồm 11,2 gam Fe và 6,5 gam Zn với một lượng S dư (trong điều kiện không có khống khí), thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch CuSO4 1M. Thể tích dung dịch CuSO4 tối thiểu để hấp thụ hết khí Y là
nFe = 11,2/56 = 0,2 mol; nZn = 6,5/65 = 0,1 mol
nCuSO4= nH2 S= nFeS + nZnS = 0,3 mol ⇒ V = 0,3 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet