Em hãy đề nghị: a) Cách nhận biết H2O, CO2 khác với ở hình 4.5 b) Cách định tính halogen khác với ở hình 4.6 c) Chất hấp thụ định lượng H2O và CO2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Em hãy đề nghị:

a) Cách nhận biết H2O, CO2 khác với ở hình 4.5

b) Cách định tính halogen khác với ở hình 4.6

c) Chất hấp thụ định lượng H2O và CO2


Đáp án:

a) - Nhận biết H2O: Phương pháp định lượng: dùng bình chứa P2O5 với khối lượng biết trước, hấp thụ sản phẩm cháy rồi cân lại, khối lượng bình chứa P2O5 tăng lên chính bằng khối lượng H2O.

Hoặc làm lạnh sản phẩm cháy sẽ thấy hơi nước ngưng tụ.

- Nhận biết CO2: Dẫn sản phẩm cháy qua ống nghiệm chứa dung dịch Ba(OH)2, thấy xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ có CO2.

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

b) Nhận biết halogen: Phân hủy hợp chất hữu cơ để chuyển halogen thành HX, sau đó dùng dung dịch Pb(NO3)2 để nhận biết HX, thấy xuất hiện kết tủa trắng AgX (X = Cl, Br)

Pb(NO3)2 + 2HX → PbX2 + HNO3

c) Sử dụng chất hấp thụ định lượng H2O và CO2 là: P2O5 và KOH

- Dẫn sản phẩm cháy qua bình chứa P2O5, khối lượng bình chứa P2O5 tăng lên chính là khối lượng H2O.

- Dẫn phần còn lại qua bình chứa KOH, khối lượng bình tăng lên chính là khối lượng CO2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Công thức phân tử của tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì … có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là:

Đáp án:
  • Câu A. (C6H12O6)n

  • Câu B. (C12H22O11)n

  • Câu C. (C6H10O5)n

  • Câu D. (C12H24O12)n

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau: a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa. b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:

a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.

b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.


Đáp án:

a) Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.

Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:

Mẫu thử không có hiện tượng gì là NH2-CH2-COOH.

Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và CH3

Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.

CH3NH2 + HOH ⇄ CH3NH3+ + OH-

CH3COO- + HOH ⇄ CH3COOH + OH-

b) Trích mỗi chất một ít làm mẩu thử.

Dùng Cu(OH)2, nhận biết glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.

Dùng Cu(OH)2 đun nóng, nhận biết CH3CHO vì tạo kết tủa đỏ gạch.

Dùng nước brom để nhận biết C6H5NH2 vì tạo kết tủa trắng.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng thủy phân cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số các chất sau: xelulozơ, saccarozơ, frutozơ, glucozơ. Số chất khi thủy phân đến cùng chỉ thu được glucozơ là:


Đáp án:
  • Câu A. tinh bột xenlulozơ

  • Câu B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ

  • Câu C. xenlulozơ, fructozơ, saccarozơ

  • Câu D. Tinh bột, saccarozơ

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng NaOH loãng, đun nóng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số các chất: phenylamoni clorua, natri phenolat, ancol etylic, phenyl benzoat, tơ nilon-6, ancol benzylic, alanin, tripeptit Gly-Gly-Val, m-crezol, phenol, anilin, triolein, cumen. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là:


Đáp án:
  • Câu A. 10

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 9

Xem đáp án và giải thích
Tính thể tích của 0,5 mol khí CO2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích của 0,5 mol khí CO2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn?


Đáp án:

Thể tích của 0,5 mol khí CO2 (đo ở đktc) là:

VCO2 = nCO2 . 22,4 = 0,5.22,4 = 11,2 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…