Chọn nhận định đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu và nhận định sau: (1). Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là H2S và NO. (2). Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính (3). Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin. (4). Ozon trong khí quyển là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2 Đáp án đúng

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 1

Giải thích:

Chọn đáp án A (1). Sai. Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là SO2 và NO2. (2). Đúng theo SGK. (3). Đúng.Theo SGK lớp 12. (4). Sai.Khí Ozon không gây ô nhiễm không khí.Tuy nhiên,các bạn cần nhớ đặc điểm quan trọng sau.Khi nồng độ ozon nhỏ nó có tác dụng diệt khuẩn làm không khí trong lành.Nhưng nếu nồng độ vượt quá mức cho phép sẽ có tác hại đối với con người.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 13 gam bột Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 13 gam bột Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng là


Đáp án:

nZn = 0,2 mol. Dung dịch sau phản ứng: Zn2+ = 0,2 mol; NO3- = 0,5 mol => Cu2+ = 0,05 mol

Chất rắn gồm Ag = 0,1 mol, Cu = 0,2 - 0,05 = 0,15 mol => mchất rắn = 20,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới este CH3COOC6H5
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Este X có CTPT CH3COOC6H5. Phát biểu nào sau đây về X là đúng


Đáp án:
  • Câu A. Tên gọi của X là benzyl axetat

  • Câu B. X có phản ứng tráng gương

  • Câu C. Khi cho X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thì thu được 2 muối.

  • Câu D. X được điều chế bằng phản ứng của axit axetic với phenol.

Xem đáp án và giải thích
Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau : a)  AgNO3 và Pb(NO3)2. b)   AgNO3 và Cu(NO3)2. c)   AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau :

a)  AgNO3 và Pb(NO3)2.

b)   AgNO3 và Cu(NO3)2.

c)   AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.

 


Đáp án:

a) Ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp được Ag. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể dùng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh hơn Pb để đẩy Pb ra khỏi dung dịch muối.

b) Ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Ag và dung dịch Cu(NO3)2. Dùng phương pháp điện phân hoặc kim loại mạnh để đẩy Cu.

c) Trước hết, ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch được Ag và dung dịch hỗn hợp hai muối là Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2. Sau đó ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Cu và dung dịch Pb(NO3)2. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể điều chế Pb bằng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh để đẩy Pb.

 

Xem đáp án và giải thích
Bài tập phân loại tơ nhân tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số các loại tơ sau : tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6 , tơ axetat, tơ capron, tơ enang, nhưng loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo :


Đáp án:
  • Câu A. Tơ nilon-6,6 và tơ capron

  • Câu B. Tơ visco và tơ nilon-6,6

  • Câu C. Tơ visco và tơ axetat

  • Câu D. Tơ tằm và tơ enang

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gì?


Đáp án:

  8Al + Fe3O4 −→ 4Al2O3↓ + 9Fe

    ⇒ nFe3O4/nAl = 3/8 < 1/3 ⇒ Al còn Fe3O4 hết

    ⇒ Hỗn hợp sản phẩm gồm Al2O3, Fe và Al

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…