Nhận biết từng oxit kim loại riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học : CuO, Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CaO. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng
Dùng H2O nhận biết CaO.
Dùng dung dịch HCl hoà tan các oxit được dung dịch muối clorua. Dung dịch nào có màu xanh thì oxit ban đầu là CuO. Dung dịch nào không màu tác dụng với NaOH tạo kết tủa keo tan trong NaOH dư thì oxit ban đầu là A12O3. Dung dịch màu lục nhạt tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng xanh chuyển dần-sang màu nâu đỏ thì oxit ban đầu là FeO.
Nhận biết Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 loãng, phản ứng không giải phóng khí là Fe2O3, giải phóng khí hoá nâu trong không khí là Fe3O4.
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑+ 14H2O.
Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch HCl dư thoát ra V1 lít khí (đktc). Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch NaOH dư thoát ra V2 lít khí (đktc). Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra và so sánh V1 với V2.
Các phương trình hóa học
Zn +2HCl → ZnCl2 + H2
Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2
Với cùng khối lượng kim loại kẽm thì thể tích khí ở 2 phương trình là bằng nhau
Khi chưng cất một loại dầu mỏ, 15% (khối lượng) dầu mỏ chuyển thành xăng và 60% khối lượng chuyển thành mazut. Đem crăckinh mazut đó thì 50% (khối lượng) mazut chuyển thành xăng. Hỏi từ 500 tấn dầu mỏ đó qua hai giai đoạn chế biến, có thể thu được bao nhiêu tấn xăng ?
Khối lượng xăng thu được nhờ chưng cất:
(500. =75 (tấn).
Khối lượng mazut là : (500. = 300 (tấn).
Khối lượng xăng thu được nhờ crăckinh là :
(300. = 150 (tấn).
Khối lượng xăng thu được tổng cộng là :
150 + 75 = 225 (tấn).
Cho một hỗn hợp chứa 4,6g natri và 3,9g kali tác dụng hết với một lượng nước dư.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc)
a) Phương trình phản ứng:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ (1)
2K + 2H2O → 2KOH + H2↑ (2)
b) nNa = 0,2 mol ; nK =0,1 mol
Theo phương trình: nH2 (1) = 0,5nNa = 0,1 mol; nH2 (2) = 0,5nK = 0,05 mol
Vậy VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.( 0,1 + 0,05 ) = 3,36 lít
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 24 gam Gly, 26,4 gam Gly-Gly và 22,68 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là
nGly = 14/75 = 0,32 mol
nGly-Gly = 26,4 : [75.2 - 18] = 0,2 mol
nGly-Gly-Gly = 22,68 : [75.3 - 18.2] = 0,12 mol
nGly-Gly-Gly-Gly = a mol
⇒4a = 0,32 + 0,2.2 + 0,12.3⇒ a = 0,27
⇒ m = 0,27(75,4 - 18.3) = 66,42 gam
Cho 10 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư.
a) Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc
b) Dẫn khí CO2 thu được ở trên vào lọ đựng 50 gam dung dịch NaOH 40%. Hãy tính khối lượng muối cacbonat thu được.
a) Tính thể tích khí CO2
Phương trình hoá học :
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
Số mol CO2, thu được :
nCO2 = nCaCO3 = 10/100 = 0,1 mol
Thể tích khí CO2 đo ở đktc :
VCO2 = 22,4 X 0,1 = 2,24 (lít),
b) Tính khối lượng muối
Khối lượng NaOH có trong dung dịch :
mNaOH = 40x50/100 = 20(gam) ứng với số mol là
nNaOH = 20/40 = 0,5 mol
Số mol NaOH lớn gấp 5 lần số mol CO2, vậy muối thu được sẽ là Na2CO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Theo phương trình hoá học, ta có :
nNa2CO3 = nCO2 = 0,1 mol
Khối lượng muối cacbonat thu được : mNa2CO3 = 106 x 0,1 = 10,6g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet