Trình bày tính chất hoá học của oxit
♦ Oxit axit
∴ Tác dụng với nước tạo thành axit.
SO3 + H2O → H2SO4
∴ Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
∴ Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.
SO2 + CaO → CaSO3
♦ Oxit bazơ
∴ Một số oxit bazơ (Na2O, K2O, CaO, BaO…) tác dụng với nước tạo thành bazơ.
Na2O + H2O → 2NaOH
∴ Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
∴ Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
BaO + CO2 → BaCO3
Chú ý: Các oxit từ ZnO bị khử bởi CO hoặc H2:
CuO + H2 −to→ Cu + H2O
♦ Oxit lưỡng tính tác dụng được với cả axit và bazơ tạo ra muối và nước. Ví dụ: Al2O3, Cr2O3
♦ Oxit trung tính không tác dụng với cả axit và bazơ. Ví dụ: NO, CO…
Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Tìm m?
Đặt số mol của H2N – CH(CH3) – COOH là x và của HOOC – (CH2)2 – CH(NH2) – COOH là y.
Phương trình phản ứng :
Theo (1), (2) và giả thiết ta có :
⇒ m = 0,6.89 + 0,4.147 = 112,2 gam.
Câu A. 7
Câu B. 4
Câu C. 5
Câu D. 6
Một dung dịch chứa các ion : Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO3- (0,05 mol) và SO42- (x mol). Tìm x?
Theo bảo toàn điện tích: 2nCu2+ + nK+ = nNO3- + nSO42-
⇒ 2.0,02 + 0,1 = 0,05 + 2x ⇒ x = 0,045 (mol)
Trộn 300 ml dung dịch NaNO2 2M với 200 ml dung dịch NH4Cl 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí thu được ở đktc bao nhiêu lít?
nNaNO2 = 0,6 mol; nNH4Cl = 0,4 mol
NH4Cl + NaNO2 -toC→ N2 + NaCl + 2H2O
nN2 = nNH4Cl = 0,4 mol ⇒ VN2 = 8,96 l
a) Cacbohidrat là gì? Có mấy loại cacbohidrat quan trọng?
b) Nêu định nghĩa từng loại cacbohidrat và lấy thí dụ minh họa?
Cacbonhiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m
Có ba loại cacbohiđrat:
Monosaccarit: Là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được. Thí dụ: glucozơ, fructozơ
Đisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit. Thí dụ: saccarozơ, mantozơ
Polisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit. Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet