Trình bày tính chất hóa học của muối
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất hóa học của muối


Đáp án:

∴ Tác dụng với kim loại mạnh hơn kim loại trong muối.

        Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

∴ Tác dụng với phi kim mạnh hơn phi kim trong muối.

        Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

∴ Tác dụng với muối tạo muối mới.

        NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

∴ Tác dụng với bazơ tan tạo muối mới và bazơ mới.

        3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl

∴ Tác dụng với axit tạo muối mới và axit mới.

        CaSO3 + 2HCl → CaCl2 + SO2↑ + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất KClO4 có tên là gì?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất KClO4 có tên là gì?


Đáp án:
  • Câu A. Kali clorat.

  • Câu B. Kali clorit.

  • Câu C. Kali hipoclorit.

  • Câu D. Kali peclorat.

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hiện tượng ma trơi thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa… là do nguyên nhân:

Đáp án:
  • Câu A. do 2 chất khí photphin(PH3) và diphotphin(P2H4) bốc cháy

  • Câu B. do xuất hiện khí CH4

  • Câu C. do sự xuấ hiện của CaC2

  • Câu D. do tác dung của Zn3P2,

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X chứa K2O, NH4CI, NaHC03 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư, đun nóng thu được dung dịch Y. Xác định các ion có trong dung dịch Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X chứa K2O, NH4CI, NaHC03 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư, đun nóng thu được dung dịch Y. Xác định các ion có trong dung dịch Y.



Đáp án:

Giả sử ban đầu mỗi chất đều là a mol.

Khi cho vào nước thì chỉ có K2O tác dụng với nước

K2O + H2O → 2KOH

a        →         2a (mol)

KOH + NH4Cl → KC1 + NH3 + H2O

a        a (mol)

2KOH + 2NaHCO3 → K2CO3 + Na2CO3 + 2H2O

 a                a                  0,5a       0,5a (mol)

CO3 2-     +            Ba 2+   →    BaCO3

(0,5a + 0,5a)          a

Vậy cuối cùng chỉ còn K+, Na+ và Cl-

 

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Tìm a?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Tìm a?


Đáp án:

Giải T + O2 -to→ 0,72 mol CO2 + 1,08 mol H2O.

Tương quan nT = ∑nH2O - ∑nCO2 → số C = 0,72/0,36 = 2

→ 2 ancol no có cùng số C là 2 chỉ cố thể là C2H5OH và C2H4(OH)2

→ nX + nY = ∑nhỗn hợp ancol = 0,36 mol; lại có

→ giải hệ só mol có nX = 0,16 mol; nY = 0,2 mol.

Từ giả thiết đề cho có:

40,48 gam E + 0,56 mol NaOH → a gam muối + 0,15 mol C2H5OH + 0,2 mol C2H4(OH)2

→ bảo toàn khối lượng có a = 43,12 gam → Chọn đáp án A

Giải cụ thể và rõ hơn 2chất X và Y ta biện luận giải pt nghiệm nguyên như sau:

40,48 gam hỗn hợp E gồm 0,16 mol X dạng CnH2nO2 và 0,2 mol Y dạng CmH2m-2O4

→ 0,16.(14n + 32) + 0,2.(14m + 62) = 40,48 → 4n + 5m = 41

Cặp nghiệm nguyên thỏa mãn là n = 4 và m = 5.ứng với X là CH3COOC2H5 và Y là HCOOCH2CH2OOCCH3.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.


Đáp án:

- Trong phân tử CH4, nguyên tử cacbon bỏ ra 4 electron lớp ngoài cùng tạo thành 4 cặp electron chung với 4 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử CH4 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử cacbon có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2O, nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2O đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử oxi có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2S, nguyên tử lưu huỳnh bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2S đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhât: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử lưu huỳnh có 8 electron lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…