Câu A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
Câu B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh, xoắn vào nhau tạo thành sợi xenlulozơ.
Câu C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. Đáp án đúng
Chọn D. A. Saccarozơ không làm mất màu nước brom. B. Xenlulozơ là một polime tạo thành từ các mắt xích β – glucozơ bởi các liên kết β–1,4–glicozit. có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. C. Tinh bột là hỗn hợp gồm amilozơ và amilopectin. Amilozơ chiếm từ 20 – 30% khối lượng tinh bột. Trong phân tử amilozo các gốc α – glucozơ nối với nhau bởi liên kết α–1,4–glicozit tạo thành một chuỗi mạch dài không phân nhánh. Amilopectin chiếm khoảng 70 – 80% khối lượng tinh bột. Amilopectin có cấu tạo phân nhánh và được nối với nhau bởi liên kết α–1,4–glicozit và α–1,6–glicozit. D. Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
Em hãy cho biết:
a) Kim loại đồng và sắt được tạo nên từ những nguyên tố nào?
b) Khí nitơ và khí clo được tạo nên từ những nguyên tố nào?
a) Kim loại đồng được tạo nên từ nguyên tố đồng (Cu).
Kim loại sắt được tạo nên từ nguyên tố sắt (Fe).
b) Khí nitơ được tạo nên từ nguyên tố nitơ (N).
Khí clo được tạo nên từ nguyên tố clo (Cl).
Chỉ dùng những chất ban đầu là NaCl, H2O, Al hãy điều chế :
a) AlCl3.
b) Al(OH)3.
c) Dung dịch NaAlO2
a) Hoà tan NaCl vào nước tới bão hoà rồi điện phân dung dịch :
2Al + 3Cl2→2AlCl3 (2)
- Lấy AlCl3 vừa điều chế được (2) cho tác dụng với NaOH ở (1) :
AlCl3 + 3NaOH (vừa đủ) →Al(OH)3 + 3NaCl (3)
- Lấy Al(OH)3 điều chế được ở (3) cho tác dụng với NaOH :
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu gì?
Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen.
"Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
– Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Xác định công thức hóa học của axit, biết phân tử axit chỉ chứa 1 nguyên tử S và thành phần khối lượng các nguyên tố trong axit như sau: %H = 2,04%; %S = 32,65%, %O = 65,31%.
Do phân tử chỉ chứa một nguyên tử S nên:
32 đvC ứng với 32,65%
M1 đvC ứng với 100%
→ M1 = 98 đvC.
Số nguyên tử H bằng: (98.2,04)/100 = 2
Số nguyên tử O bằng: (98.65,31)/(100.16) = 4
Vậy công thức hóa học của axit là H2SO4.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB