Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí : O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí : O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.



Đáp án:

Dùng giấy quỳ tím ẩm : HCl và H2S làm đổi màu quỳ tím thành đỏ ; NH3 làm đổi màu quỳ tím thành xanh ; O3 làm mất màu quỳ tím.

Dùng giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2 : H2S làm giấy có màu đen.



Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Tìm m?


Đáp án:

BTKL: 14,19 + 0,05.90 + 0,3.40 = 26,19 + mH2O → nH2O = 0,25 mol

Số mol HCl phản ứng tối đa với Y là 0,15 + 0,3 = 0,45 mol.

BTKL: m = 14,19 + 0,3.40 + 0,45.36,5 – 0,3.18 = 37,215 gam.

Xem đáp án và giải thích
Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do hiện tượng gì?


Đáp án:

Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do nước đá có cấu trúc rỗng nên nước đã có tỉ khối nhỏ hơn khi nước ở trạng thái lỏng.

Xem đáp án và giải thích
Cho 12,4 gam natri oxit tác dụng hết với nước. a) Viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng natri hiđroxit có trong dung dịch thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 12,4 gam natri oxit tác dụng hết với nước.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng natri hiđroxit có trong dung dịch thu được.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học: Na2O + H2O → 2NaOH

b) Số mol Na là: nNa2O = 0,2 mol

Na2O + H2O → 2NaOH

0,2 → 0,4 (mol)

Theo phương trình: nNaOH = 2nNa2O = 0,4 mol

Khối lượng natri hiđroxit có trong dung dịch thu được là:

mNaOH = nNaOH.MNaOH = 0,4.40 = 16 gam

Xem đáp án và giải thích
Củi, than cháy được trong không khí. Nhà em có củi, thanh xếp trong học bếp, xung quanh có không khí. Tại sao củi, than đó lại không cháy?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Củi, than cháy được trong không khí. Nhà em có củi, thanh xếp trong học bếp, xung quanh có không khí. Tại sao củi, than đó lại không cháy?


Đáp án:

 Vì than, củi xếp trong hộc bếp, xung quanh có không khí ẩm, nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cháy nên than không bốc cháy.

Xem đáp án và giải thích
Hiện tượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, ta thấy hiện tượng?

Đáp án:
  • Câu A. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.

  • Câu B. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam.

  • Câu C. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.

  • Câu D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…