Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:
Câu A. 4,24
Câu B. 3,18
Câu C. 5,36
Câu D. 8,04 Đáp án đúng
Chọn D. - Khi cho hỗn hợp X tác dụng với NaOH vừa đủ thì : (C2H5NH3)2CO3 (A) + 2NaOH → Na2CO3 (D) + 2C2H5NH2 + 2H2O ; (COONH3CH3)2 (B) + 2NaOH → (COONa)2 (E) + CH3NH2 + 2H2O ; Xét hỗn hợp khí Z ta có : nC2H5NH2 + nCH3NH2 = 0,2 mol; 45nC2H5NH2 + 31nCH3NH2 = 0,2.18,3 .2; => nC2H5NH2 = 0,08 mol và nCH3NH2 = 0,12 mol; => nE = 0,5nCH3NH2 = 0,06 mol; => mE = 0,06.134 = 8,04 g.
Để 3,64 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 4,6 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X cần 200 ml dung dịch HNO3 xM, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy giá trị của x là
Giải
Ta có: nFe = 3,64 : 56 = 0,065 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và O
Ta có mO = mX – mFe = 4,6 – 3,64 = 0,96 gam
=>nO = 0,96 : 16 = 0,06 mol
Khi cho X tan trong HNO3 ta có Fe2+ ; Fe3+
Gọi số mol của Fe2+: a mol; Fe3+: b mol
Ta có: a + b = 0,065 mol (1)
Ta có: nNO = 0,02 mol
BT e : ta có 2a + 3b = 2nO + 3nNO
=>2a + 3b = 2.0,06 + 3.0,02 = 0,18 (2)
Từ (1), (2) => a = 0,015 mol ; b = 0,05 mol
=>nHNO3 = 2nFe(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 + nNO = 2.0,015 + 0,05.3 + 0,02 = 0,2
=> CM = 0,2 : 0,2 = 1M
A, B,C là ba hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử là và có chức hoá học khác nhau. A, B có tính chất lưỡng tính, C tác dụng được với hiđro mới sinh. Xác định công thức cấu tạo phù hợp của A, B, C.
A :
B:CH2=CHCOONH4
C:CH3−CH2−CH2−NO2.
Thí nghiệm nào sau đây chỉ thu được muối sắt (III) (giả thiết phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí)?
Câu A. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng.
Câu B. Cho Fe2O3 dung dịch H2SO4 loãng.
Câu C. Cho FeO vào dung dịch HCl.
Câu D. Cho Fe đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
a. Hãy so sánh cấu trúc phân tử của xenlulozo với amilozo và amilopectin
b. Vì sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mì khô, miến khô
a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, còn tinh bột là hỗn hợp của hai polisacarit : amilozo không phân nhánh, không duỗi thẳng mà xoắn thành hình lò xo, mỗi vòng xoắn gồm 8 mắt xích α-glucozo và amilopectin có cấu tạo phân nhánh
b. Sợi bông chủ yếu gồm xenlulozo, có tính chất mềm mại bền chắc hơn sợi mì, miến, bún khô(tinh bột) vì cấu tạo hóa học của chúng khác nhau
Cho hỗn hợp X gồm 0,56 gam Fe và Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là:
Câu A. 0,02M
Câu B. 0,04M
Câu C. 0,05M
Câu D. 0,10M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet