Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3 vào nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3 vào nước.

 


Đáp án:

Cho dd tác dụng với dd AgNO3 có kết tử trắng chứng tỏ có ion Cl-

Thêm vài giọt dd H2SOđặc và mảnh Cu có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra chứng tỏ có ion NO3-.

Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd trên thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần chứng tỏ có hidroxit lưỡng tính. Gạn để tách lấy dd (ddA) lắc phần kết tủa nếu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ chứng tỏ có ion Fe2+.

Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH4C1, có kết tủa xuất hiện chứng tỏ có Al3+. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch cho tác dụng với Na2S, có kết tủa trắng (ZnS) chứng tỏ có Zn2+ .




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho Ca(OH)2 vào dung dịch Na2CO3 hiện tượng hoá học là

Đáp án:
  • Câu A. không thấy hiện tượng.

  • Câu B. thấy xuất hiện kết tủa trắng.

  • Câu C. thấy có hiện tượng sủi bọt khí.

  • Câu D. thấy có kết tủa xanh tạo thành.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình phản ứng: Fe3O4 + KHSO4 + KNO3 -> Fe2(SO4)3 + NO + K2SO4 + H2O. Sau khi cân bằng với các hệ số nguyên dương nhỏ nhất thì tổng hệ số các chất có trong phương trình là:

Đáp án:
  • Câu A. 132

  • Câu B. 133

  • Câu C. 134

  • Câu D. 135

Xem đáp án và giải thích
Cacbohidrat: Glucozo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng 100 gam dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 16,2 gam.

  • Câu B. 32,4 gam.

  • Câu C. 21,6 gam.

  • Câu D. 10,8 gam.

Xem đáp án và giải thích
Biết trong công thức hóa học K2SO4 thì K có hóa trị I. Hãy xác định hóa trị của nhóm (SO4).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết trong công thức hóa học K2SO4 thì K có hóa trị I. Hãy xác định hóa trị của nhóm (SO4).


Đáp án:

Gọi hóa trị của nhóm (SO4) là a.

Theo quy tắc hóa trị ta có: 2.I = 1.a ⇒ a = II.

Vậy nhóm (SO4) có hóa trị II.

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ phản ứng sau: FeaOb + HCl → FeClc + H2O Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho sơ đồ phản ứng sau:

FeaOb + HCl → FeClc + H2O

Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.


Đáp án:

- Sắt có hóa trị III, vậy oxit của sắt là Fe2O3, muối sắt là FeCl3

⇒ a = 2; b = 3 và c = 3.

- Cân bằng phương trình:

Sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

Vế trái có 2 nguyên tử Fe, để số nguyên tử Fe ở hai vế bằng nhau thêm 2 vào trước FeCl3.

Fe2O3 + HCl → 2FeCl3 + H2O

Khi đó vế phải có 6 nguyên tử Cl, để số Cl ở hai vế bằng nhau thêm 6 vào trước HCl.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O

Cuối cùng thêm 3 vào trước H2O để số nguyên tử H ở hai vế bằng nhau.

Vậy phương trình hóa học là:

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…