Trình bày phương pháp hóa học để tách các chất ra khỏi nhau từ hỗn hợp axit axetic và etyl axetat.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học để tách các chất ra khỏi nhau từ hỗn hợp axit axetic và etyl axetat.


Đáp án:

Cho hỗn hợp tác dụng với CaCO3.

Sau đó cô cạn hỗn hợp etyl axetat hóa hơi, ngưng tụ lại được chất lỏng.

Chất rắn thu được sau khi chưng cất cho tác dụng với H2SO4

Hỗn hợp thu được lại tiến hành chưng cất thu được CH3COOH

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

(CH3COO)2Ca + H2SO4 → CaSO4 + 2CH3COOH

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cấu hình electron của nguyên tử photpho là 1s22s22p63s23p3.Hỏi: a) Nguyên tử photpho có bao nhiêu electron? b) Số hiệu nguyên tử của P là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cấu hình electron của nguyên tử photpho là 1s22s22p63s23p3.Hỏi:

a) Nguyên tử photpho có bao nhiêu electron?

b) Số hiệu nguyên tử của P là bao nhiêu?

c) Lớp electron nào có mức năng lượng cao nhất?

d) Có bao nhiêu lớp, mỗi lớp có bao nhiêu electron?

e) Photpho là nguyên tố kim loại hay phi kim? Cho thí dụ.


Đáp án:

a) Nguyên tử photpho có 15e

b) Số hiệu nguyên tử của P là: 15

c) Lớp thứ 3 có mức năng lượng cao nhất.

d) Có 3 lớp electron:

Lớp thứ nhất có: 2e

Lớp thứ hai có: 8e

Lớp thứ ba có: 5e

e) P là phim kim vì có 5e ở lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch , rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch , rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng.


Đáp án:

Gọi kim loại là A, khối lượng ban đầu là 1(gam), lượng kim loại A tham gia phản ứng là x(mol)

A + Pb(NO3)2 → A(NO3)2 + Pb (1)

Theo (1) :

1 mol A (A gam) → 1 mol Pb (207 gam) khối lượng tăng (207-A) gam

⇒ x mol A phản ứng → khối lượng tăng (207-A).x gam

% khối lượng tăng = (207-A).x/1 . 100% = 19% (*)

A + Cu(NO3)2 → A(NO3)2 + Cu (2)

Theo (2):

1 mol A (A gam) → 1 mol Cu (64 gam) khối lượng giảm (A - 64)gam

⇒ x mol A phản ứng → khối lượng giảm (A - 64).x gam

% khối lượng giảm =  (A - 64).x/1 . 100% = 9,6% (**)

Từ (*) và (**) => [207 - A]/[A - 64] = 19/9,6 => A = 112. Vậy A là Cd.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?



Đáp án:

– Do Cu có phân lớp d đầy đủ nhưng cấu trúc chưa hoàn toàn bền vững nên nguyên tử có thể bị kích thích chuyển thành trạng thái  3d94snên ngoai hóa trị I Cu thường có hóa trị II khi kết hượp với các nguyên tử khác

- Khả năng Cu tác dụng với các axit

+ Cu không tác dụng với các axit không có tính oxi hóa như HCl, H2SO4 (l)

+ Cu tác dụng với các axit có tính oxi hóa như H2SO4(đ), HNO3,…

Cu + 2H2SO4 (đ) →  CuSO4 + SO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3 (l) →  3Cu(NO3)2 + 2NO  + 4H2O

Cu + 4HNO3 (đ)  →  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O




Xem đáp án và giải thích
Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi: a) Vừa đủ. b) Thiếu. c) Dư. Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.khí hoặc oxi: a) Vừa đủ. b) Thiếu. c) Dư. Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:

a) Vừa đủ.

b) Thiếu.

c) Dư.

Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.


Đáp án:

Câu a đúng, câu b sai vì nhiên liệu không cháy hết. Câu c sai vì khi đó phải cung cấp năng lượng để làm nóng không khí dư.

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào các tính chất nào của thủy tinh để tạo ra những vật dụng có hình dạng khác nhau?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào các tính chất nào của thủy tinh để tạo ra những vật dụng có hình dạng khác nhau?


Đáp án:

Do thuỷ tinh không có nhiệt độ nóng chảy xác định nên khi đun nóng thuỷ tinh mềm dần rồi mới chảy nên có thể tạo ra những vật có hình dạng khác nhau.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…