Trình bày điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy


Đáp án:

- Điều kiện phát sinh sự cháy:

+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

+ Có đủ oxi cho sự cháy.

- Cách dập tắt sự cháy:

Thực hiện một hay đồng thời cả hai biện pháp sau:

+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

+ Cách li chất cháy với oxi.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thì được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thì được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m


Đáp án:

Giải

Ta có: nFe = 0,2 mol; nMg = 0,2 mol

AD ĐLBTNT => 2nFe2O3 = nFe => nFe2O3 = 0,5nFe = 0,2.0,5 = 0,1 mol

Ta có: nMg = nMgO = 0,2 mol

=>m rắn = mFe2O3 + mMgO = 0,1.160 + 0,2.40 = 24 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Tìm m?


Đáp án:

 nFe = 0,12 mol → ne cho = 0,36 mol; nHNO3 = 0,4 mol → ne nhận = 0,3 mol

    - Do ne cho > ne nhận → Fe còn dư → dung dịch X có Fe2+ và Fe3+

    - Các phản ứng xảy ra là:

  → mCu = 0,03.64 = 1,92 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho các hóa chất NaCl (r), MnO2 (r), NaOH (dd), KOH (dd), H2SO4 (dd đặc), Ca(OH)2 (r). Từ các hóa chất đó, có thể điều chế được các chất sau đây hay không? a) Nước Gia-ven. b) Kali clorat. c) Clorua vôi. d) Oxi. e) Lưu huỳnh đioxit. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các hóa chất NaCl (r), MnO2 (r), NaOH (dd), KOH (dd), H2SO4 (dd đặc), Ca(OH)2 (r). Từ các hóa chất đó, có thể điều chế được các chất sau đây hay không?

a) Nước Gia-ven.

b) Kali clorat.

c) Clorua vôi.

d) Oxi.

e) Lưu huỳnh đioxit.

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.


Đáp án:

a) Nước Gia—ven:

NaCl(r) + H2SO4(dd đặc) -> NaHSO4(dd) + HCl(k)

4HCl(dd) + MnO2(r) -> MnCl2(dd) + Cl2(k) + 2H2O (1)

Cl2(k) + 2NaOH(dd) -> NaCl + NaClO + H2O .

b) Kali clorat: 3Cl2 + 6KOH dd --1000C--> 5KCl  + KClO3 + 3H2O

c) Clorua vôi: Cl2 (k) + Ca(OH)2    --300C--> CaOCl2  + H2O

d) Oxi: KClO3  --MnO2, t0--> 2KCl + 3O2

e) Lưu huỳnh đioxít: Các hóa chất đã cho không đủ đề điều chế SO2.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng α vòng 5 hoặc 6 cạnh. (d) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). (e) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ. (g) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β–glucozơ và α–fructozơ. (h) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm –COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol. (i) Phản ứng giữa axit axetic và ancol anlylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành este có mùi thơm chuối chín. (k) Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai, khó chịu, độc. (l) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần phân tử khối. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
a) Phản ứng trùng hợp là gì? Hệ số trùng hợp là gì? Cho ví dụ. b) viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monomer, mắt xích của polime và tính khối lượng mol phân tử trung bình của poliisobutilen nếu hệ số trùng hợp trung bình của nó là 15000.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Phản ứng trùng hợp là gì? Hệ số trùng hợp là gì? Cho ví dụ.    

b) Viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monomer, mắt xích của polime và tính khối lượng mol phân tử trung bình của poliisobutilen nếu hệ số trùng hợp trung bình của nó là 15000.


Đáp án:

a)

– Trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).

- Hệ số trùng hợp là số mắt xích monomer hợp thành phân tử polime. Polime là một hỗn hợp các phân tử với hệ số polime hóa không hoàn toàn như nhau. Vì vậy người ta chỉ khối lượng phân tử trung bình của polime và dùng hệ số polime hóa trung bình.

b)

Monomer: CH2=C(CH3 )2

Mắt xích: -CH2-C(CH3 )2-

M = 15000.56 = 840000 đvC.

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…