Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học.
a) Glucozo, glixerol, etanol, axit axetic.
b) Fructozo, glixerol, etanol.
c) Glucozo, fomanđehit, etanol, axit axetic.
a. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử trên.
- Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic.
- Ba mẫu thử còn lại không có hiện tượng.
Cho Cu(OH)2 lần lượt vào 3 mẫu thử còn lại
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol
- Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:
+) Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucozo.
+) Dung dịch vẫn màu xanh là glixerol.
b. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
Cho Cu(OH)2 và một ít kiềm lần lượt vào các mẫu thử trên và đun nhẹ
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol.
- Mẫu thử vẫn có màu xanh là glixerol.
- Mẫu thử ban đầu có màu xanh, sau đó tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là fructozo.
c. Cho giấy quỳ tím vào dung dịch chứa các chất trên, dung dịch nào chuyển màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic. Sau đó, cho Cu(OH)2 vào 3 mẫu thử còn lại.
- Mẫu thử tạo dung dịch màu xanh là glucozo.
- Hai mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là: HCHO và C2H5OH
Đun nóng hai mẫu thử này , mẫu thử tạo kết tủa đỏ gạch là HCHO còn lại là C2H5OH
Khi cho 100ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch HNO3 xM, thu được dung dịch có chứa 7,6 gam chất tan. Tìm x?
nNaOH = 0,1 mol.
Nếu NaOH hết ⇒ mNaNO3 = 0,1. 85 = 8,5g < 7,6 gam chất tan => loại
nHNO3 = 0,1x = nNaOH pư = nNaNO3
⇒ mchất tan = mNaNO3 + mNaOH dư
⇒ 0,1x. 85 + (0,1 – 0,1x). 40 = 7,6
⇒ x = 0,8
Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp X gồm hai muối (đều có khối lượng phân tử lớn hơn 68). Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên cần đùng 6,496 lít O2 (đktc), thu được 4,24 gam Na2CO3 ; 5,376 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong X là
nO2(ĐKTC) = 0,29 (mol); nNa2CO3 = 0,04 (mol); nCO2(ĐKTC) = 0,24 (mol); nH2O = 0,1 (mol)
BTNT Na: nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,08 (mol)
BTNT C: nC = nNa2CO3 + nCO2 = 0,04 + 0,24 = 0,28 (mol)
BTKL cho phản ứng đốt cháy:
mmuối = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O – mO2 = 4,24 + 0,24.44 +1,8 – 0,29.32 = 7,32 (g)
BTKL cho phản ứng xà phòng hóa:
mA + mNaOH = mmuối + mH2O
=> mH2O = 4,84 + 0,08.40 – 7,32 = 0,72 (g)
=> nH2O = 0,04 (mol)
BTTN H: nH(A) + nH(NaOH) = nH(Muối) + nH(H2O)
=> nH(A) + 0,08 = 0,1.2 + 0,04.2
=> nH(A) = 0,2 (mol)
=> nO(A) = (4,48 - 0,28.12 - 0,2) : 16 = 0,08 mol
Gọi công thức của A có dạng CxHyOz
x : y : z = nC : nH : nO = 0,28 : 0,2 : 0,08 = 7 : 5 : 2
=> A có dạng (C7H5O2)n
Số nguyên tử H luôn chẵn => A có công thức C14H10O4
A tác dụng với NaOH chỉ sinh ra muối và nước => A là este của phenol
Vì nNaOH : nH2O = 2: 1 => A có công thức: C6H5-OOC-COO-C6H5: 0,02 (mol)
Vậy muối thu được gồm: NaOOC-COONa:0,02 mol và C6H5ONa: 0,04 (mol)
=> %mC6H5ONa = 63,4%
Câu A. 1
Câu B. 2
Câu C. 3
Câu D. 4
Để bảo vệ vỏ tàu người ta thường dùng phương pháp nào sau đây :
Câu A. Dùng hợp kim không gỉ
Câu B. Dùng chất chống ăn mòn
Câu C. Mạ 1 lớp kim loại bền lên vỏ tàu
Câu D. Gắn lá Zn lên vỏ tàu.
Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là bao nhiêu?
ROH + Na → RONa + 1/2 H2
nNa = 2nH2 = 0,03 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mMuối = ancol + mNa - H2 = 1,24 + 0,03.23 – 0,015.2 = 1,9g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet