Tính thể tích dung dịch HNO3 1M ít nhất cần dùng để tác dụng hết với hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu. Cho biết phản ứng tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.
Nhận thấy nếu Fe bị oxi hóa thành Fe3+ thì lượng Fe3+ tạo ra cũng không đủ hoà tan hết bột Cu do đó axit HNO3 hoà tan hết Fe và có phản ứng với Cu một lượng x mol. Sử dụng phương trình bán phản ứng và phương trình ion rút gọn ta có:
Fe → Fe3+ + 3e 4HNO3+ 3e → NO + 3NO3- + 2H2O
0,15 → 0,45(mol) 0,6 ←0,45 (mol)
Cu → Cu + 2e 4HNO3+ 3e → NO + 3NO3- + 2H2O
x → 2x (mol) ← 2x (mol)
Lượng Cu còn lại do Fe3+ hoà tan : 2Fe3++Cu → 2Fe2++ Cu2+
0,15 →0,075(mol)
Số mol Cu = 0,075 + x = 0,15 —> x = 0,075 (mol)
Vậy số mol HNO3 phản ứng là:
→ V HNO3 = 0,8 lít
Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này là bao nhiêu?
Chỉ có mantozơ tham gia phản ứng tráng gương:
⇒ nC12H22O11 (mantozơ) = 1/2 . nAg = 1/2.0,216/108 = 0,001 mol
⇒ mC12H22O11 (mantozơ) = 342.0,001 = 0,342 g
Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ = (342 - 0,342)/342 = 99%
Hòa tan hoàn toàn l0g hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là:
Câu A. 35%
Câu B. 50%
Câu C. 48%
Câu D. 54%
Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin), ta có thể rửa cá với:
Câu A. nước
Câu B. nước muối
Câu C. cồn
Câu D. giấm
Cho những chất sau: CuO, dung dịch HCl, H2, MnO2.
a) Chọn từng cặp trong những chất đã cho để xảy ra phản ứng oxi hóa – khử và viết phương trình phản ứng.
b) Cho biết chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong những phản ứng hóa học nói trên.
b) Trong phản ứng (1):
- Nguyên tử hiđro nhường electron là chất khử, sự nhường electron của H2 được gọi là sự oxi hóa nguyên tử hiđro.
- Ion Cu nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
Trong phản ứng (2):
- Ion Clo nhường electron là chất khử. Sự nhường electron của Cl- được gọi là sự oxi hóa ion Clo.
- Ion Mn nhận electron là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion Mn được gọi là sự khử ion Mn.
Chỉ dùng thêm 1 hóa chất, hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hóa học để giải thích.
a) Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.
b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3.
c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.
a. Nhận biết Al, Mg , Ca, Na
- Cho nước vào 4 mẫu thử:
+ Mẫu kim loại tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt là Na
+ Mẫu kim loại tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục là Ca
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
+ Hai mẫu thử không tan trong nước là Al và Mg
- Hai kim loại không tan trong nước ta cho dung dịch NaOH vào, kim loại nào phản ứng có khí bay ra là Al, còn lại là Mg
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
b. Nhận biết các dung dịch NaCl, CaCl2, AlCl3
Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu thử:
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan là : AlCl3.
+ Mẫu thử nào dung dịch có vẩn đục là CaCl2
+ Mẫu thử nào dung dịch trong suốt là NaCl.
PTHH:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
CaCl2 + 2NaOH → Ca(OH)2 + 2NaCl
c. Nhận biết các chất bột CaO, MgO, Al2O3
Cho nước vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào tan trong nước là CaO, hai mẫu thử không tan trong nước là MgO và Al2O3
CaO + H2O → Ca(OH)2
Lấy Ca(OH)2 ở trên cho vào 2 mẫu thử không tan trong nước. Mẫu thử nào tan ra là Al2O3, còn lại là MgO
Ca(OH)2 + Al2O3 → Ca(AlO2)2 + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB