Tính số mol phân tử có trong những lượng chất sau: a. 0,18.1023 phân tử C12H12O11 b. 1,44.1023 phân tử H2SO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính số mol phân tử có trong những lượng chất sau:

a. 0,18.1023 phân tử C12H12O11

b. 1,44.1023 phân tử H2SO4.


Đáp án:

a. Số mol phân tử có trong 0,18.1023 phân tử C12H12O11 là:

n = A/N = 0,03 mol;

b. Số mol phân tử có trong 1,44.1023 phân tử H2SO4 là:

n = A/N =  0,24 mol.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sử đụng mô hình xen phủ các obitan nguyên tử để giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử: I2, HBr.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sử đụng mô hình xen phủ các obitan nguyên tử để giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử: I2, HBr.


Đáp án:

- Liên kết hóa học trong I2 được hình thành nhờ sự xen phủ giữa obitan p chứa electron độc thân của mỗi nguyên tử iot.

- Liên kết hóa học trong phân tử HBr được hình thành nhờ sự xen obitan ls của nguyên tử hiđro và obitan 4p có 1 electron độc nguyên tử brom.

Xem đáp án và giải thích
Khí metan CH4 có trong khí tự nhiên hoặc trong khí bioga. Khí metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit và nước: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O. a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 khí metan. Các thể tích khí đo cùng điều kiện to và p. b) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan. c) Khí metan nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí metan CH4 có trong khí tự nhiên hoặc trong khí bioga. Khí metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit và nước:

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O.

a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 khí metan. Các thể tích khí đo cùng điều kiện to và p.

b) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan.

c) Khí metan nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?


Đáp án:

a) Theo phương trình hóa học, ta thấy nếu đốt cháy hết 1 mol phân tử khí CH4 thì phải cần 2 mol phân tử khí O2. Do đó thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 lít khí metan là:

VO2 = 2 . 2 = 4 lít.

b) Theo phương trình phản ứng, khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan thì cũng sinh ra 0,15 mol khí cacbon đioxit. Do đó thể tích khí CO2 thu được là:

VCO2 = 0,15 . 22,4 = 3,36 lít.

c) Tỉ khối của khí metan và không khí là: dCH4/KK = 16/29 = 0,55

Vậy khí metan nhẹ hơn không khí 0,55.

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng NaOH loãng, đun nóng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số các chất: phenylamoni clorua, natri phenolat, ancol etylic, phenyl benzoat, tơ nilon-6, ancol benzylic, alanin, tripeptit Gly-Gly-Val, m-crezol, phenol, anilin, triolein, cumen. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là:


Đáp án:
  • Câu A. 10

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 9

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các khái niệm: Xà phòng bột, xà phòng, bột giặt tổng hợp, chất tẩy rửa tổng hợp. Khái niệm nào khác với 3 khái niệm còn lại?


Đáp án:
  • Câu A. Xà phòng bột.

  • Câu B. Xà phòng.

  • Câu C. Bột giặt tổng hợp.

  • Câu D. Chất tẩy rửa tổng hợp.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.


Đáp án:

- Trong phân tử CH4, nguyên tử cacbon bỏ ra 4 electron lớp ngoài cùng tạo thành 4 cặp electron chung với 4 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử CH4 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử cacbon có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2O, nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2O đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử oxi có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2S, nguyên tử lưu huỳnh bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2S đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhât: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử lưu huỳnh có 8 electron lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…