Nếu lấy một sợi dây gạt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuộm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuộm màu xanh lá mạ. Hãy dự đoán nguyên nhân của hiện tượng và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu lấy một sợi dây gạt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuộm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuộm màu xanh lá mạ. Hãy dự đoán nguyên nhân của hiện tượng và giải thích.


Đáp án:

Theo sách hương dẫn giáo viên: màu xanh lá mạ là so CuCl2 phân tán vào ngọn lửa. sự hình thành CuCl2 được giải thích như sau:

- PVC cháy tạo HCl

- Cu bị đốt sinh ra CuO

- Tương tác giữa HCl và CuO tạo ra CuCl2: CuO+2HCl→CuCl2+H2O

Tuy nhiên ở đây dây đồng đã gọt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi trên ngọn lửa đèn cồn PVC có còn đâu mà cháy tạo ra HCl.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Công thức hóa học của một số hợp chất của nhôm viết như sau: AlCl4; AlNO3; Al2O3 ; AlS; Al3 (SO4)2; Al(OH) 2; Al2 (PO4) 3. Biết rằng trong các số này chỉ một công thức đúng và S có hóa trị II hãy sửa lại những công thức sai.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Công thức hóa học của một số hợp chất của nhôm viết như sau: AlCl4; AlNO3; Al2O3 ; AlS; Al3(SO4)2; Al(OH) 2; Al2(PO43.

   Biết rằng trong các số này chỉ một công thức đúng và S có hóa trị II hãy sửa lại những công thức sai.


Đáp án:

  - Công thức hóa học đúng là Al2O3.

   - Các công thức còn lại là sai. Sửa lại cho đúng:

   AlCl3; Al(NO3)3; Al2S3; Al2(SO4)3; Al(OH)3; AlPO4.

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan 0,1 mol phèn nhôm - amoni (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào nước được dung dịch X. Cho đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X (đun nóng) thì thu được kết tủa Y và khí Z. Xác định khối lượng kết tủa Y và thể tích (đktc) khí Z.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 0,1 mol phèn nhôm - amoni (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào nước được dung dịch X. Cho đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X (đun nóng) thì thu được kết tủa Y và khí Z. Xác định khối lượng kết tủa Y và thể tích (đktc) khí Z.



Đáp án:

- Dung dịch Ba(OH)2 dư nên Al(OH)3 sinh ra rồi tan hết.

- Phèn amoni (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O: 0,1 mol

⟹ nSO42- = 0,4 mol và nNH4+ = 0,2 mol

Kết tủa Y : Ba2+ + SO42-→ BaS04 ↓

→m↓ = mBaSO4= 0,4.233 = 93,2 (g)

Khí Z : NH4 + + OH→ NH3↑+H2O

⟹ VNH3 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít).



Xem đáp án và giải thích
Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 2 gam. (Giả sử đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt) a. Xác định lượng Cu sinh ra. b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 2 gam. (Giả sử đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt)

a. Xác định lượng Cu sinh ra. 

b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.


Đáp án:

Do sắt đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học của kim loại ⇒Sắt có thể đẩy đồng ra khỏi dung dịch muôi.

Đặt:    nFe = x mol

Phương trình phản ứng hóa học:

 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

 x                            x         x      mol

mthanh sắt tăng = mCu sinh ra – mFe phản ứng = 64x – 56x= 2g ⇒ x = 0,25

a/ mCu sinh ra    = 0,25.64 = 16g

b/ nFeSO4 = x = 0,25 mol 

⇒ CM(ddFeSO4)  = 0,25 : 0,4 = 0,625M      

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu than củi ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu than củi ?


Đáp án:

Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ hơi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.

Xem đáp án và giải thích
Tính chất hóa học của nước
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính chất hóa học của nước


Đáp án:

Thí nghiệm 1

- Hiện tượng

Miếng Na tan dần.

Có khí thoát ra.

Miếng giấy lọc có tẩm phenolphtalein đổi thành màu đỏ.

- Phương trình hóa học: 2Na + H2O → 2NaOH + H2.

- Giải thích: Do Na phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch bazo làm phenol chuyển hồng, phản ứng giải phóng khí H2.

Thí nghiệm 2

- Hiện tượng: Mẩu vôi nhão ra và tan dần

Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

Dung dịch đổi quỳ tím thành màu xanh (nếu dùng phenolphtalein thì đổi thành màu đỏ)

- Phương trình hóa học: CaO + H2O → Ca(OH)2.

- Giải thích: CaO tan trong nước tạo dung dịch Ca(OH)2 có tính bazo làm quỳ tím chuyển xanh (phenolphtalein chuyển hồng), phản ứng tỏa nhiệt.

Thí nghiệm 3

- Hiện tượng: Photpho cháy sáng.

Có khói màu trắng tạo thành.

Sau khi lắc khói màu trắng tan hết.

Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.

- Giải thích:

Photpho đỏ phản ứng mạnh với khí Oxi tạo khói trắng là P2O5. P2O5 là oxit axit, tan trong nước tạo dung dịch axit H3PO4 là quỳ tím chuyển đỏ.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…