Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch NaNO2 1,0M, biết rằng hằng số phân li bazơ của NO2- là Kb = 2,5.10-11.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch NaNO2 1,0M, biết rằng hằng số phân li bazơ của NO2- là Kb = 2,5.10-11.


Đáp án:

                                    NaNO2            ---> Na+           +           NO2-

                                           1                          1                              1

                                   NO2-                +          H2O                <--> HNO2        +          OH-

Trước pu:                       1

Phản ứng:                      x                                                                    x                             x

Sau pu:                       1 - x                                                                  x                             x

Ta có: Kb = (x.x)/(1-x) = 2,5.10-11

Vì x << 1 ⇒ (1 – x) ≈ 1

⇒ x.x = 2,5.10-11 = 25.10-12 ⇒ x = 5.10-6

Ta có: [OH-][H+] = 10-14

=> [H+] = 2.10-9  mol/lít

 

 

 

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?


Đáp án:

Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học :

CaCO3  +  CO2  + H2O → Ca(HCO3)2

Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần.

Xem đáp án và giải thích
Số thí nghiện tạo thành kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2 (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư (e) Nhiệt phân AgNO3 (f) Điện phân nóng chảy Al2O3 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Đun 20,4 gam một chất hữu cơ A đơn chức với 300 ml dung dịch NaOH 1 M thu được muối B và hợp chất hữu cơ C. Cho C phản ứng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nung B với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO thu được khí D có tỉ khối đối với O2 bằng 0,5. Khi oxi hóa C bằng CuO được chất hữu cơ E không phản ứng với AgNO3/NH3. Xác định CTCT của A?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đun 20,4 gam một chất hữu cơ A đơn chức với 300 ml dung dịch NaOH 1 M thu được muối B và hợp chất hữu cơ C. Cho C phản ứng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nung B với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO thu được khí D có tỉ khối đối với O2 bằng 0,5. Khi oxi hóa C bằng CuO được chất hữu cơ E không phản ứng với AgNO3/NH3. Xác định CTCT của A?


Đáp án:

Chất C tác dụng với Na sinh ra khí H2 ⇒ C là ancol.

Oxi hóa C ra E không phản ứng với AgNO3 ⇒ C không là ancol bậc 1.

Các đáp án cho A là este đơn chức ⇒ B là muối của Na.

Nung B với NaOH rắn tạo ra D có MD = 32. 0,5 = 16 → D là CH4 → B là CH3COONa.

Đặt công thức của A là CH3COOR’

CH3COOR’ + NaOH → CH3COONa + R’OH

R’OH + Na → R’ONa + H2

CH3COONa + NaOH -CaO, to→ CH4↑ + Na2CO3.

Ta có: nH2 = 0,1 mol → nancol = 2nH2 = 2. 0,1 = 0,2 mol

nNaOH = 0,3 mol > nancol → NaOH dư, este phản ứng hết.

→ neste = nancol = 0,2 mol → Meste = 20,4/0,2 = 102 → R’ = 102 – 59 = 43.

→ gốc R’ là C3H7 và C là ancol bậc 2: CH3CH(OH)CH3

Xem đáp án và giải thích
Có 6 bình đựng 6 chất khí riêng biệt: N2,CO2,CO,H2S,O2,NH3. Nêu cách nhận biết từng chất khí bằng phương pháp hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 6 bình đựng 6 chất khí riêng biệt: . Nêu cách nhận biết từng chất khí bằng phương pháp hoá học.



Đáp án:

Dùng dung dịch  nhận biết :

- Dùng dung dịch  dư để nhận biết CO2:

- Dùng giấy quỳ tím ẩm nhận biết khí NH3, quỳ tím chuyển sang màu xanh.

- Dùng que đóm còn than hồng nhận biết khí O2, que đóm bùng cháy.

- Còn lại khí N2 và CO : dẫn từng khí qua ống đựng CuO nung nóng, chỉ có CO phản ứng (giải phóng ra Cu màu đỏ)

(đen)                  (đỏ)




Xem đáp án và giải thích
Chất xúc tác là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất xúc tác là gì?


Đáp án:

Chất xúc tác là  chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và vẫn giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…