Tính lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80%
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80%


Đáp án:

Phương trình phản ứng :

CH2OH[CHOH]4CHO (0,01) + H2 -Ni, to→ CH2OH[CHOH]4CH2OH (0,01) (1)

Theo (1) và giả thiết ta có:

nCH2OH[CHOH]4CHO = nCH2OH[CHOH]4CH2OH = 0,01 mol

Vì hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng glucozơ cần dùng là :

M = (0,01.180)/80% = 2,25g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một trong những thuôc thử nào sau đây có thể dùng phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat: a) Dung dịch bari clorua. b) Dung dịch axit clohiđric. c) Dung dịch chì nitrat. d) Dung dịch bạc nitrat. e) Dung dịch natri hiđroxit. Giải thích và viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một trong những thuôc thử nào sau đây có thể dùng phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat:

a) Dung dịch bari clorua.

b) Dung dịch axit clohiđric.

c) Dung dịch chì nitrat.

d) Dung dịch bạc nitrat.

e) Dung dịch natri hiđroxit.

Giải thích và viết phương trình hóa học.


Đáp án:

Thuốc thử b), dung dịch axit clohiđric.

– Dung dịch HCl tác dụng với Na2CO3 cho khí CO2 bay lên còn Na2SO4 không tác dụng.

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

– Không nên dùng thuốc thử d), dung dịch AgNO3. Vì hiện tượng quan sát sẽ không rõ rệt: Ag2CO3 không tan và Ag2SO4 ít tan.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử khối trung bình của đồng kim loại là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với hai đồng vị là 2965Cu và 2963Cu. Thành phần phần trăm của đồng 2965Cu theo số nguyên tử là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử khối trung bình của đồng kim loại là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với hai đồng vị là 2965Cu và 2963Cu. Thành phần phần trăm của đồng 2965Cu theo số nguyên tử là bao nhiêu?


Đáp án:

2965Cu (x1%) và 2963Cu (x2%)

⇒ x1 + x2 = 100 (1)

Ta có: (65x1 + 63x2)/100 = 63,546 ⇒ 65x1 + 63x2 = 6354,6 (2)

Từ (1)(2) ⇒ x1 = 27,3; x2 = 72,7

Xem đáp án và giải thích
Giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2, giữa nguyên tử H và nguyên tử Cl trong phân tử HCl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2, giữa nguyên tử H và nguyên tử Cl trong phân tử HCl.


Đáp án:

- Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ bỏ ra 3 electron lớp ngoài cùng tạo thành 3 cặp electron chung giữa hai nguyên tử nitơ. Mỗi nguyên tử trong phân tử N2 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử nitơ có 8 electron lớp ngoài cùng.

- Trong phân tử HCl, nguyên tử clo bỏ ra 1 electron lớp ngoài dùng tạo thành 1 cặp electron chung với một nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử HCl đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: nguyên tử hiđro có 2 electron, còn nguyên tử clo có 8 electron lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch X?


Đáp án:

Ta có: nZn = 13/65 = 0,2 mol và nN2 = 0,448/22,4 = 0,02 mol

ne nhường = 2.nZn = 0,4 mol > ne nhận = 10.nN2 = 0,2 mol → phản ứng tạo thành NH4NO3.

nNH4NO3 = (0,4 - 0,2)/8 = 0,025 mol (vì khi tạo thành NH4N+O3: N + 8-3e → N)

Khối lượng muối trong dung dịch X là: 180.0,2 + 80.0,025 = 39,80 gam

Xem đáp án và giải thích
Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 g. a)  Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn. b)Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc thoát ra đều bám vào vật bằng đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 g.

a)  Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.

b)Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc thoát ra đều bám vào vật bằng đồng.





Đáp án:

a) Các cặp oxi hoá - khử của các kim loại có trong phản ứng 

Cu2+/Cu và Ag+/Ag

Vai trò của các chất tham gia phản ứng : Ag+ là chất oxi hoá ; Cu là chất khử.

Cu + 2Ag+ →Cu2+ + 2Ag

b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag         ( 1 )

    64 g                  →               2.108

=> tăng 216 - 64 = 152 (g)

Theo (1), khối lượng vật bằng đồng tăng 152 g thì có 216 g bạc phủ lên trên. Theo bài ra, khối lượng vật tăng là : 10,36 - 8,84 = 1,52 (g)

Vậy khối lượng bạc phủ lên trên vật bằng đồng là 2,16 g.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…