Tính khối lượng của Al đã phản ứng với axit sunfuric (H2SO4), biết sau phản ứng thu được 1,68 lít khí (đktc).
Số mol H2 là: nH2 = 0,075 mol
Phương trình hóa học:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)2 + 3H2↑
0,05 ← 0,075 (mol)
Khối lượng Al đã phản ứng là: mAl = nAl.MAl = 0,05.27 = 1,35 gam.
“Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
– Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy…) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit.
– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm hư hỏng các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam ankybenzen X thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là gì?
Đặt CTPT X là CnH2n-6
⇒ CTPT: C8H10
Căn cứ vào tính chất nào mà:
a) Đồng, nhôm được dung làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây?
b) Bạc dùng để tráng gương?
c) Cồn được dùng để đốt?
a) Căn cứ vào tính dẫn điện của đồng và nhôm nên được sử dụng làm dây dẫn điện còn chất dẻo, cao su không dẫn điện nên được dùng làm vỏ dây.
b) Căn cứ vào tính chất bạc có ánh kim và phản xạ tốt nên dùn để tráng gương
c) Căn cứ vào tính chất cồn cháy được, khi cháy tỏa nhiều nhiệt nên cồn được dùng để đốt.
Bằng phản ứng hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau:
NH3,(NH4)2SO4,NH4 Cl,Na2SO4. Viết các Phương trình hóa học.
Nhận biết các dung dịch NH3,(NH4)2SO4,NH4 Cl,Na2SO4
Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch HCl đặc và đưa vào mẫu thử trên, mẫu thử có khói trắng xuất hiệu là dung dịch NH3.
NH3+HCl→NH4 Cl
Dùng dung dịch Ba(OH)2 cho vào 3 mẫu thử còn lại.
Mẫu sủi bọt mùi khai, đồng thời tạo kết tủa trắng là dung dịch (NH4)2SO4.
(NH4 )2SO4+Ba(OH)2 →BaSO4+2NH3+2H2O
Mẫu sủi bọt khí mùi khai là dung dịch NH4 Cl
2NH4 Cl+Ba(OH)2→BaCl2+2NH3+2H2O
Mẫu tạo kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4
Na2SO4+Ba(OH)2→BaSO4+2NaOH
Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Tìm m?
Gọi x là số mol của Zn thì số mol của Cu là 2x:
65x + 64.2x = 19,3 g
→ x = 0,1mol → nZn=0,1; nCu=0,2; nFe =0,4.
Vì số mol Fe3+ lớn hơn số mol của Cu và Zn nên để đơn giản ta làm như sau:
Zn + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Zn2+
0,1 0,2
Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+
0,2 0,2
Nên số mol Cu dư là 0,1 mol → m = 6,40 g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet