Tính chất hóa học của xesi
- Cezi là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh, chỉ sau franxi.
Cs → Cs+ + 1e
a. Tác dụng với phi kim
- Tác dụng trực tiếp với hầu hết các phi kim (trừ nitơ).
2Cs + H2 → 2CsH.
Cs + O2 (kk) → CsO2.
b. Tác dụng với nước
- Phản ứng mãnh liệt và bốc cháy
2Cs + 2H2O → 2CsOH + H2.
Trong số các chất dưới đây, chất nào thuộc loại đơn chất
Câu A. Nước.
Câu B. Muối ăn.
Câu C. Thủy ngân.
Câu D. Khí cacbonic.
Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol E cần dùng vừa đủ 0,67 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,54 mol H2O. Khối lượng của X trong 14,56 gam hỗn hợp E là
Bảo toàn O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O —> nCO2 = 0,4 mol
Quy đổi E thành CH4 (0,09), CH2 và NH
Bảo toàn C —> nCH2 = 0,31
Bảo toàn H —> nNH = 0,1
Amin X có z nguyên tử N —> nX = 0,1/z
Vì nX > nY nên nX > 0,045 —> z < 2,22
z = 1 thì nX = 0,1 > nE: Vô lý, vậy z = 2 là nghiệm duy nhất
Vậy E gồm CnH2n+4N2 (0,05) và CmH2m+2 (0,04)
nCO2 = 0,05n + 0,04m = 0,4 —> 5n + 4m = 40
—> n = 4, m = 5 là nghiệm duy nhất
E gồm C4H12N2 (0,05) và C5H12 (0,04)
—> mE = 7,28 và mC4H12N2 = 4,4
—> Nếu mE = 14,56 thì mC4H12N2 = 8,8 gam.
Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà khối lượng Ag không thay đổi thì dùng chất nào sau đây ?
Câu A. HCl
Câu B. HNO3
Câu C. Fe2(SO4)3
Câu D. AgNO3
Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiêu liên kết peptit trong một pentapeptit? Phân biệt các khái niệm : oligopeptit, polipeptit, poliamit.
- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
- Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit.
- Trong 1 pentapeptit có 4 liên kết peptit.
- Phân biệt: oligopeptit, polipeptit, poliamit
+ Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit,… đecapeptit.
+ Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit.
+ Poliamit là các polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm chức amit trong phân tử.
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?
b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?
e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.
b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.
c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.
e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet