Câu A. C2H5OH < H2O < C6H5OH < HCOOH < CH3COOH.
Câu B. C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH. Đáp án đúng
Câu C. CH3COOH < HCOOH < C6H5OH < C2H5OH < H2O.
Câu D. H2O < C6H5OH < C2H5OH < CH3COOH.
Nhóm a: C2H5OH Nhóm b: H2O Nhóm c: C6H5OH Nhóm d: HCOOH, CH3COOH Theo thứ tự ưu tiên về độ linh động ta có a < b < c < d Với nhóm d: HCOOH liên kết với gôc H(không đẩy không hút) CH3COOH liên kết với gốc –CH3(đẩy e) nên tính axit CH3COOH < HCOOH. Vậy: C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH
Phân biệt các dung dịch: lòng trắng trứng, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột chỉ bằng một thuốc thử.
Hãy dùng thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được hai kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học.
Thuốc thử: dung dịch HCl và dung dịch NaOH
- Hòa tan kim loại bằng dd NaOH nhận ra nhôm do nhôm tan ra:
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
- Hòa tan 3 kim loại còn lại bằng dung dịch HCl, nhận ra Ag vì không tan còn Fe, Mg tan ra.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
- Nhỏ dd NaOH vào 2 dung dịch thu được:
+ Nhận ra dd MgCl2 do tạo thành kết tủa màu trắng.
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
+ Nhận ra dung dịch FeCl2 do tạo kết tủa trắng xanh chuyển dần sang màu đỏ nâu:
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ trắng xanh + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H20 → 4Fe(OH)3↓ nâu đỏ
Hãy cho biết những nhóm nguyên tử nào quyết định đặc tính hóa học của anken, ankadien, ankin. Vì sao?
Nối đôi C=C quyết định tính chất hóa học của anken và ankadien; nối ba C≡C quyết định tính chất hóa học của ankin.
Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng xấp xỉ 3u. Tính số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này?
Ta có: mP ≈ mn ≈ 1u
Tổng số hạt n và p trong hạt nhân nguyên tử này là: 3u/1u = 3
Nguyên tử có 1 electron ở lớp vỏ nguyên tử nên sẽ có 1 proton trong hạt nhân. Suy ra số hạt nơtron trong hạt nhân là 2.
Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? Giải thích.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
a) Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Giải thích: Điều kiện để các chất phản ứng với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
b) Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ các chất khí tăng tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
c) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dần đến hai hệ quả sau:
- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng.
- Tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng tăng nhanh.
d) Ánh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Chất rắn với kích thước hạt nhỏ, có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước lớn hơn và cùng khối lượng, nên tốc độ phản ứng lớn hơn.
e) Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
Giải thích: Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet