Phát biểu nào sau đây đúng ?
Câu A. Tất cả các amino axit đều lưỡng tính. Đáp án đúng
Câu B. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
Câu C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
Câu D. Trong 1 phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit.
Chọn A. A. Đúng, Tất cả các amino axit đều là những lưỡng tính. B. Sai, Các hợp chất peptit kém bền trong cả môi trường axit lẫn môi trường bazơ. C. Sai, Các đipeptit mạch hở trở lên mới có thể tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. D. Sai, Trong 1 phân tử tetrapeptit thì chỉ có 3 liên kết peptit.
Hòa tan a gam bột sắt cần vừa đủ 600ml dung dịch H2SO4 thu được 10,08 lit khí H2(đktc) và dung dịch A.
1, Tính a?
2, Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng?
Ta có: nH2= 0,45mol
Phương trình phản ứng hóa học:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
0,45 0,45 ← 0,45 mol
a/ mFe = a = 0,45.56 = 25,2g
b/ CMdd(H2SO4) = 0,75M
Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc:
a) 1,5N phân tử oxi + 2,5N phân tử hidro + 0,02N phân tử nito.
b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nito.
c) 6g hidro + 2,2g khí cacbonic + 1,6g khí oxi.
a) mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 .32 = 48 g
mN2 = nN2 . MN2 = 0,02 . 28 = 0,56 g
mH2 = nH2 . MH2 = 2,5 .2 = 5g
Khối lượng hỗn hợp khí:
mhh = mO2 + mH2 + mN2 = 48 + 5 + 0,56 = 53,56(g)
Thể tích của hỗn hợp khí:
Vhh = 22,4.n = 22,4.( 1,5 + 2,5 + 0,02) = 90,048 (l)
b) Tương tự
mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 . 32 = 48g
mCO2 = nCO2 . MCO2 = 1,2 . 44 = 52,8 g
mN2 = nN2 . MN2 = 3. 28 = 84g
Khối lượng hỗn hợp khí:
mhh = mO2 + mCO2 + mN2 = 48 + 52,8 + 84 = 184,8 g
Thể tích của hỗn hợp khí:
Vhh = 22,4.n = 22,4.(1,5 + 1,2 + 3) = 127,68 (l)
c)
mhh = mH2 + mCO2 + mO2 = 6 + 2,2 + 1,6 = 9,8g
nH2 = m : M = 6 : 2 = 3 mol;
nCO2 = m : M = 2,2 : (12 + 16.2) = 0,05 mol
nO2 = m : M = 1,6 : 32 = 0,05 mol
Vhh = 22,4.nhh = 22,4.(3 + 0,05 + 0,05) = 69,44 (l)
Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Tìm m?
nNaOH = nH2O = 0,12 mol
BTKL: mmuối = mX + mH2SO4 + mHCl + mNaOH + mKOH – mH2O
= 0,02. 118 + 0,02. 98 + 0,06. 36, 5 + 0,04. 40 + 0,08. 56 - 0,12. 18 = 10,43 gam
Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1.
a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh.
b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi:
- Thay đổi vị trí nhóm amino.
- Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.
nHCl = 0,08 . 0,125 = 0,01 (mol)
nHCl = nA ⇒ A chỉ có 1 nhóm NH2
MA = 1,815/0,01 - 36,5 = 145 g/mol
nA : nNaOH = 1 : 1 ⇒ A chỉ có 1 nhóm COOH
Gọi công thức của A là H2N-R-COOH
⇒ mR = 145 -45 -16 = 84 (gam)
Biện luận suy ra R là gốc C6H12 Vì A không phân nhánh nên CTCT của A là:
a) CTCT của A là
b)∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi vị trí amino là:
∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi cấu tạo gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn giữ ở vị trí α là:
Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7.
Phương trình hóa học
(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
n(C17H35COO)3C3H5 = 1/890 mol.
nKOH = 3/890 .
Số mg KOH tham gia xà phòng hóa = (3x 56 x 103)/ 890 ≈ 188,8 mg
Chỉ số xà phòng hóa của chất béo tristearoylixerol là 188,8 + 7,0 = 195,8.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet