Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Câu A.
50,65.
Câu B.
22,35.
Câu C.
33,50.
Câu D.
44,65.
Đáp án đúngĐặt x, y là số mol NH2-CH2-COOH và CH3-COOH
75x + 60y = 21 (1)
113x + 98y = 32,4 (2)
—> x = 0,2 và y = 0,1
Dung dịch X chứa NH2-CH2-COOK (0,2 mol) và CH3COOK (0,1 mol)
X với HCl dư —> Muối NH3Cl-CH2-COOH (0,2) và KCl (0,3)
CH2NH2COOK + 2HCl à CH2NH3ClCOOH + KCl
0,2-------------------------------->0,2------------------0,2
CH3COOK + HCl à CH3COOH + KCl
0,1--------------------------------------------0,1
—> m muối = 44,65gam
Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxi. Phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là Al2O3.
Số mol O2 tham gia phản ứng là: nO2 =
0,6 mol
Phương trình hóa học:
4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
4 ← 3 mol
0,8 ← 0,6 (mol)
Theo phương trình: nAl = 0,8 mol
=> khối lượng Al phản ứng là: mAl = nAl.MAl = 0,8.27 = 21,6 gam
Hãy lập bảng so sánh các kim loại: niken, đồng, kẽm về:
a. Vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
b. Cấu hình electron nguyên tử (dạng thu gọn).
c. Số oxi hóa của các nguyên tố.
d. Thế điện cực chuẩn của các kim loại.
e. Tính khử của các kim loại.
Đặc điểm | 28Ni | 29Cu | 30Zn |
Vị trí |
Nằm ở ô thứ 28 Chu kì 4 Nhóm VIIIB |
Nằm ở ô thứ 29 Chu kì 4 Nhóm IB |
Nằm ở ô thứ 30 Chu kì 4 Nhóm IIB |
Cấu hình electron | [Ar]3d84s2 | [Ar]3d104s1 | [Ar]3d104s2 |
Số oxi hóa | +2; +3 | +1; +2 | +2 |
Thế điện cực chuẩn | - 0,26V | 0,34V | - 0,76V |
Tính khử | Tính khử yếu hơn Fe | Tính khử yếu | Tính khử mạnh |
Tính số mol nguyên tử Fe hoặc số mol phân tử H2O có trong:
a. 1,8.1023 nguyên tử Fe;
b. 24.1023 phân tử H2O.
a. Số mol nguyên tử có trong 1,8.1023 nguyên tử Fe là:
n = A/N = 0,3 mol.
b. Số mol phân tử có trong 24.1023 phân tử H2O là:
n = A/N = 4 mol.
Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ni2+ Al3+, Fe3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
- Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch thấy có hỗn hợp kết tủa trắng xanh. Lọc lấy kết tủa chia 3 phần bằng nhau:
+ Phần 1 để trong không khí thấy kết tủa dần chuyển sang màu đỏ nâu ⇒ trong hỗn hợp kết tủa có Fe(OH)2 và dung dịch có Fe2+
Fe2+ + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4+
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3
+ Nhỏ vào phần 2 dung dịch NH3 cho tới dư, thấy có một phần kết tủa màu xanh tan ra và tạo dung dịch có màu xanh ⇒ có Ni2+
Ni2+ + 2NH3 + 2H2O → Ni(OH)2↓ xanh + 2NH4+
Ni(OH)2 + 6NH3 → [Ni(NH3)6]2+màu xanh + 2OH-
+ Nhỏ vào phần 3 dung dịch NaOH, phần kết tủa màu trắng tan ra tạo dung dịch không màu ⇒ kết tủa tan ra là Al(OH)3 và trong dung dịch ban đầu có Al3+
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+
Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-
Để đo chính xác thể tích của dung dịch chuẩn trong chuẩn độ thể tích người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây?
Câu A. Bình định mức.
Câu B. Buret.
Câu C. Pipet.
Câu D. Ống đong.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet