Amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Amino axit X trong phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là

Đáp án:
  • Câu A. H2N[CH2]2COOH. Đáp án đúng

  • Câu B. H2N[CH2]4COOH.

  • Câu C. H2NCH2COOH.

  • Câu D. H2N[CH2]3COOH.

Giải thích:

Đáp án A 26,7(g) X + ?HCl → 37,65(g) Muối || Bảo toàn khối lượng: mHCl = 10,95(g). ⇒ nX = nHCl = 0,3 mol ⇒ MX = 26,7 ÷ 0,3 = 89 (H2N(CH2)2COOH)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là gì?


Đáp án:

Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Xem đáp án và giải thích
Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần : CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k) Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :

CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k)

Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :

a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :

1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?

2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?

3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiêm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?

4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?

b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.


Đáp án:

a) 1. Ống nghiệm E (khối lượng CuCO3 không thay đổi).

2. Ống nghiệm C, vì khác với các kết quả của những ống nghiệm A, B, D.

3. Sau lần nụng thứ 3 thì toàn lượng CuCO3 đã bị phân huỷ hết thành CuO.

4. Ống nghiệm D.

b) Phần tính toán :

Theo phương trình hoá học :

124 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra 80 gam CuO.

Vậy 12,4 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra :

mCuO = 80x12,4/124 = 8g

Thí nghiệm được tiến hành trong các ống nghiệm A, B, D là đúng.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao tính chất vật lí của kim loại nhóm IIA không biến đổi theo một quy luật nhất định ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao tính chất vật lí của kim loại nhóm IIA không biến đổi theo một quy luật nhất định ?



Đáp án:

Sự biến đổi không theo quy luật do kim loại nhóm IIA có những kiểu mạng tinh thể khác nhau : mạng lục phương (Be, Mg) ; mạng lập phương tâm diện (Ca, Sr) ; mạng lập phương tâm khối (Ba).


Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,01 mol Al; 0,05 mol Zn và 0,03 mol Fe cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 a mol/l. Giá trị của a là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,01 mol Al; 0,05 mol Zn và 0,03 mol Fe cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 a mol/l. Giá trị của a là?


Đáp án:

 ∑nH+ = 0,2.0,2 + 0,2.2a = 0 ,02 + 0,4a (mol)

    ∑ne cho = 0,01.3 + 0,05.2 + 0,03.2 = 0,19 (mol)

    Ta có: ne cho = ne nhận = nH+

0,02 + 0,4a = 0,19 ⇒ a = 0,425

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Phương pháp điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong công nghiệp, để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn). Chất X là

Đáp án:
  • Câu A. Na2SO4.

  • Câu B. NaNO3.

  • Câu C. Na2CO3.

  • Câu D. NaCl.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…