Tìm giá trị m gần nhất
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. 22,7.

  • Câu B. 34,1.

  • Câu C. 29,1. Đáp án đúng

  • Câu D. 27,5.

Giải thích:

Khi Y + AgNO3 => 102,3 g kết tủa => mkết tủa = mAgCl + mAg nếu có ( nAgCl = nHCl = 0,6 mol ). => nAg = 0,15 mol => Có Fe2+ trong Y => nFe2+ =nAg = 0,15 mol => Có 3 TH : +/ X có FeO +/ X có Fe3O4 +/ X có Fe2O3 + Xét TH1: => trong X sẽ gồm FeO ; CuO ;Cu => bảo toàn Cl có : 2nFeCl2 + 2nCuCl2 = nHCl => nCuO = nCuCl2 = 0,15 mol => m = mFeO + mCuO + mCu = 29,1g =>C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm m
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan 8,4 gam Fe vào 500 ml dung dịch X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

Đáp án:
  • Câu A. 18,75 gam.

  • Câu B. 16,75 gam.

  • Câu C. 13,95 gam.

  • Câu D. 19,55 gam.

Xem đáp án và giải thích
Dùng công thức cấu tạo viết phương trình hoá học của stiren với: a. H2O( xúc tác H2SO4) b. HBr c. H2 (theo tỉ lệ mol 1:1, xúc tác Ni)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng công thức cấu tạo viết phương trình hoá học của stiren với:

a. H2O( xúc tác H2SO4)

b. HBr

c. H2 (theo tỉ lệ mol 1:1, xúc tác Ni)


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Hãy trình bày phương pháp hóa học để phần biệt 2 anion CO32+ và SO32-.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày phương pháp hóa học để phần biệt 2 anion CO32+ và SO32-.


Đáp án:

Nhỏ dung dịch HCl dư vào dung dịch, thu khí sinh ra:

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

SO32- + 2H+ → SO2 + H2O

+ Dẫn khí sinh ra qua bình đựng dung dịch KMnO4

Dung dịch KMnO4 bị nhạt màu do phản ứng với SO2 ⇒ nhận biết được ion SO32-

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

+ Dẫn khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong, làm đục nước vôi trong ⇒ có khí CO2 ⇒ nhận biết được ion CO32-

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Xác định kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là


Đáp án:
  • Câu A. Be

  • Câu B. Ba

  • Câu C. Fe

  • Câu D. Zn

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X chứa K2O, NH4CI, NaHC03 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư, đun nóng thu được dung dịch Y. Xác định các ion có trong dung dịch Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X chứa K2O, NH4CI, NaHC03 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư, đun nóng thu được dung dịch Y. Xác định các ion có trong dung dịch Y.



Đáp án:

Giả sử ban đầu mỗi chất đều là a mol.

Khi cho vào nước thì chỉ có K2O tác dụng với nước

K2O + H2O → 2KOH

a        →         2a (mol)

KOH + NH4Cl → KC1 + NH3 + H2O

a        a (mol)

2KOH + 2NaHCO3 → K2CO3 + Na2CO3 + 2H2O

 a                a                  0,5a       0,5a (mol)

CO3 2-     +            Ba 2+   →    BaCO3

(0,5a + 0,5a)          a

Vậy cuối cùng chỉ còn K+, Na+ và Cl-

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…