Thủy phân polipeptit A người ta thu được: Amino axit X có 40,4%C; 7,9%H; 15,7 %N và MX = 89 Amino axit Y có 54,9%C; 10 %H; 10,7 %N và MY = 131 Amino axit Z có 46,4%C; 5,8 %H; 27 %N và MZ = 155 Xác định công thức phân tử của X, Y, Z
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân polipeptit A người ta thu được:

    Amino axit X có 40,4%C; 7,9%H; 15,7 %N và MX = 89

    Amino axit Y có 54,9%C; 10 %H; 10,7 %N và MY = 131

    Amino axit Z có 46,4%C; 5,8 %H; 27 %N và MZ = 155

    Xác định công thức phân tử của X, Y, Z


Đáp án:

Công thức phân tử của X là CxHyOzNt.

Công thức phân tử của X là C3H7O2N, là α-amoni axit nên có công thức cấu tạo: CH3-CH(NH2)-COOH.

Tương tự đối với Y: C6H13O2N

    Công thức cấu tạo CH3-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH

    Đối với Z: C6H9N3O2 ⇒ CTCT: H2N-C4H3-CH(NH2)-COOH

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M, thu được V lít khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M, thu được V lít khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm V?


Đáp án:

nCu = 0,1 mol;

∑nH+ = 0,24 mol; nNO3- = 0,12 mol.

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

→ H+ hết → nNO = 0,06 mol → V = 1,344 lít

Xem đáp án và giải thích
Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra. a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần. d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.

a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên

b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên

c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần.

d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử


Đáp án:

a. Zn đẩy dược Co; Pb không đẩy được Co

⇒ Zn có tính khử mạnh nhất

b.Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất

c. Xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của cation : Zn2+/Zn; Co2+/Co; Pb2+/Pb

d. Các phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử

Zn + Co2+ → Zn2+ + Co

Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb

Co + Pb2+ → Co2+ + Pb

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 nơtron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 nơtron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X?


Đáp án:

Theo đề bài, trong (X) có 75 electron và 110 nơtron.

=> Z = 75 và A = 75 + 110 = 185.

=> 18575X

 

Xem đáp án và giải thích
Trong bình kín chứa 2,24 lít khí Cl2 (đktc). Cho a gam P vào bình rồi nung nóng thu được 2 muối PCl3 và PCl5 có tỉ lệ mol 1 : 2 hạ nhiệt độ trong bình về 0oC, áp suất khí trong bình giảm còn 0,35 atm. Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong bình kín chứa 2,24 lít khí Cl2 (đktc). Cho a gam P vào bình rồi nung nóng thu được 2 muối PCl3 và PCl5 có tỉ lệ mol 1 : 2 hạ nhiệt độ trong bình về 0oC, áp suất khí trong bình giảm còn 0,35 atm. Giá trị của a là?


Đáp án:

P + Cl2 → PCl3 (x mol) + PCl5 (2x mol)

nCl2 dư = 0,035 mol

⇒ nCl2 p/ư = 6,5x = 0,065 mol

⇒ x = 0,01 mol

nP = 3x = 0,03 ⇒ a = 0,93 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt phân nhựa cây guta peccha người ta thu được một chất lỏng A chứa 88,23% C; 11,76%H. Tỉ khối hơi của A so với nito bằng 2,43. Cứ 0,34 gam A phản ứng với brom dư thì cho 1,94 gam một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Cho A phản ứng với H2 dư thì thu được isopentan. a) Hãy xác định công thức phân tử của A. b) Các dữ kiện đã đủ để xác định công thức cấu tạo của A chưa, vì sao?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Nhiệt phân nhựa cây guta peccha người ta thu được một chất lỏng A chứa 88,23% C; 11,76%H. Tỉ khối hơi của A so với nito bằng 2,43. Cứ 0,34 gam A phản ứng với brom dư thì cho 1,94 gam một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Cho A phản ứng với H2 dư thì thu được isopentan.

a) Hãy xác định công thức phân tử của A.

b) Các dữ kiện đã đủ để xác định công thức cấu tạo của A chưa, vì sao?


Đáp án:

a) Ta có MA = 2,43.28 = 68(g/mol)

Từ thành phần phần trăm khối lượng đã cho ta thấy A là hidrocacbon.

Đặt công thức tổng quát của A là CxHy

Ta có:  x:y = %C/12 : %H/1 = 5:8

Công thức đơn giản của A là (C5H8)n. Với MA = 68 ⇒ n = 1

Công thức phân tử của A là C5H8.

b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

mA + mBr2 = m(sản phẩm)⇒0,34 + mBr2 = 1,94 ⇒ m(Br2) = 1,6 (gam)

⇒ nBr2 = 0,01 mol

nA = 0,34/68= 0,005 mol

A tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 0,005 : 0,01 = 1 : 2 ⇒ A là ankađien hoặc ankin.

Cho A tác dụng với H2 được isopetan ⇒ A là isopren hoặc isoprin

CTCT A: CH2=C(CH3)-CH=CH2 hoặc CH3-CH(CH3)-C≡CH

Các dữ kiện chưa đủ để xác định công thức cấu tạo chính xác của A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…