Cho hỗn hợp chất rắn gồm CaC2, Al4C3, Ca vào nước dư thu được hỗn hợp X gồm 3 khí (trong đó có 2 khí có cùng số mol). Lấy 8,96 lít hỗn hợp X (đktc) chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư), sau phản ứng thu được 24 gam kết tủa. Phần 2: cho qua Ni (đun nóng) thu được hỗn hợp khí Y. Thể tích O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn Y là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp chất rắn gồm CaC2, Al4C3, Ca vào nước dư thu được hỗn hợp X gồm 3 khí (trong đó có 2 khí có cùng số mol). Lấy 8,96 lít hỗn hợp X (đktc) chia làm 2 phần bằng nhau.

Phần 1: cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư), sau phản ứng thu được 24 gam kết tủa.

Phần 2: cho qua Ni (đun nóng) thu được hỗn hợp khí Y. Thể tích O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn Y là


Đáp án:

nX trong mỗi phần = 0,2 mol

nC2H2 = nC2Ag2 = 0,1 mol => Hai khí còn lại có số mol bằng nhau

Mỗi phần X gồm C2H2 (0,1), CH4 (0,05) và H2 (0,05)

Đốt Y cũng giống đốt X nên

nCO2 = 0,1.2 + 0,05.1 = 0,25 mol

nH2O = 0,1.1 + 0,05.2 + 0,05.1 = 0,25

Bảo toàn O 2nO2 = 2nCO2 + nH2O 

=> nO2 = 0,375 mol => V = 8,4 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đáp án nào đúng trong các đáp án sau đây? Trong nguyên tử hiđro electron thường được tìm thấy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đáp án nào đúng trong các đáp án sau đây?

Trong nguyên tử hiđro electron thường được tìm thấy


Đáp án:
  • Câu A. trong hạt nhân nguyên tử.

  • Câu B. bên ngoài hạt nhân, song ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton.

  • Câu C. bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân, vì thể tích nguyên tử là mây electron của nguyên tử đó.

  • Câu D. cả bên trong và bên ngoài hạt nhân, vì electron luôn được tìm thấy ở bất kì chỗ nào trong nguyên tử.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là gì?


Đáp án:

Số mol H2 là nH2 = 0,6/2 = 0,3(mol)

PTHH : Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑ (1)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ (2)

Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Zn trong dung dịch x, y > 0

nH2 = x + y = 0,3 mol.

mhh = 24x + 65y = 15,4.

Khối lượng muối là m = x(24 + 71) + y(65 + 71)

m = 24x + 65y + 71(x + y) = 15,4 + 71.0,3 = 36,7 (g)

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X chứa ba este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; trong mỗi phân tử este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,775 mol O2 thu được CO2 và 0,63 mol H2O. Nếu thủy phân m gam X trên trong dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol no có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 0,22 mol hai muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,4 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong X?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:
Hỗn hợp X chứa ba este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; trong mỗi phân tử este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,775 mol O2 thu được CO2 và 0,63 mol H2O. Nếu thủy phân m gam X trên trong dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol no có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 0,22 mol hai muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,4 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong X?

Đáp án:

Ta có: nY = nH2O - nCO2 = 0,2 mol

=> CY = nCO2 : nY = 2

=> Y gồm C2H5OH (0,18); C2H4(OH)2 (0,02)

Quy đổi X thành HCOOC2H5 (0,18);  (HCOO)2C2H4 (0,02); H2 (x); CH2 (y)

nO2 = 0,18.3,5 + 0,02.3,5 + 0,5x + 1,5y = 0,775

nH2O = 0,18.3 + 0,02.3 + x + y = 0,63

=> x = -0,03 và y = 0,06

Do este đa chức có 1 nối đôi C=C và sản phẩm chỉ có 2 muối nên X gồm:

CH2=CHCOOCH2CH2OOCH (0,02)

=> %m = 17,5%

CH2=CHCOOC2H5 (0,01); HCOOC2H5 (0,17)

 

Xem đáp án và giải thích
Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Nhỏ dd AgNO3 dư vào dd Y thu được 79g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Nhỏ dd AgNO3 dư vào dd Y thu được 79g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a?


Đáp án:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Ta có: a/2 > a/3 => Fe dư

Chất rắn X chứa:

nFe pư = nFeCl3 = a/3 .nCl2 = (2a)/3 mol ; nFe dư = a - (2a)/3 = a/3 mol

Khi cho X vào nước xảy ra phản ứng:

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

a/3   2a/3 mol

=> Phản ứng hết, dd Y chỉ chứa FeCl2

nFeCl2 = 3. nFe = a mol

nFe2+ = a mol, nCl- = 2a mol

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ +Ag

Cl- + Ag+ → AgCl

=> nAg = nFe2+ = a mol

và nAgCl = nCl- = 2a mol

m↓ = 108a + 143,5. 2a = 79

=> a = 0,2 mol

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,83g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí ở đktc. a) Viết các phương trình hóa học. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,83g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí ở đktc.

a) Viết các phương trình hóa học.

b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑ (1)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 ↑ (2)

b) 

nH2 = 0,025 mol

nAl = x mol; nFe = y mol.

Theo pt (1) nH2 = 1,5nAl = 1,5x mol

Theo pt (2) nH2 = n Fe = y mol

nH2 = 1,5x + y = 0,025 mol.

mhh = 27x + 56y = 0,83.

Giải hệ phương trình ta có: x =0,01; y= 0,01

mAl = 0,01 x 27 = 0,27g

mFe = 0,01 x 56 = 0,56g

%mAl = (0,27.100%)/0,83 = 32,53%

=> %mFe = 67,47%

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…