Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Một chất mới, sự oxi hóa, đốt nhiên liệu, sự hô hấp, chất ban đầu
a) Sự tác dụng của oxi với một chất là ...
b) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có ... được tạo thành từ hai hay nhiều ...
c) Khí oxi cần cho ... của người động vật và cần để ... trong đời sống và sản xuất.
a) Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
b) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ một hay nhiều chất ban đầu.
c) Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng xấp xỉ 3u. Tính số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này?
Ta có: mP ≈ mn ≈ 1u
Tổng số hạt n và p trong hạt nhân nguyên tử này là: 3u/1u = 3
Nguyên tử có 1 electron ở lớp vỏ nguyên tử nên sẽ có 1 proton trong hạt nhân. Suy ra số hạt nơtron trong hạt nhân là 2.
Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?
Câu A. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử các bon trong phân tử tăng
Câu B. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen
Câu C. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc
Câu D. Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước
Câu A. Ca(OH)2 , Ca
Câu B. CaCl2 , Ca(OH)2
Câu C. Ca(OH)2, CaCl2
Câu D. Ca , CaCl2
Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1:1 thu được 13,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Tìm m?
Gọi nCu = nAl = a (mol)
Cu → CuO
a → a (mol)
2Al → Al2O3
a 0,5a (mol)
Ta có : 80a + 102.0,5a = 13,1 ⇒ a = 0,1 (mol)
⇒ m = 27a + 64a = 9,1 g
Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là?
Ta có nHCl = 0,05 . 2 = 0,1 (mol)
0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M
⇒ X chỉ chứa 1 nhóm -NH2.
26,7 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư ⇒ 37,65 gam muối.
Suy ra: MX = 26,7 : 0,3=89 ⇒ X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH
=> MX = 8,9/0,1 = 89 => CH3CH(NH2)COOH (Do X là α amino axit)
Suy ra: MX = 26,7 : 0,3 = 89 ⇒ X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH
Gọi X là NH2-R-COOH ⇒ R + 61 = 89 ⇒ R = 28 (Có 2 C)
X là α-amino axit nên CTCT X: CH3-CH(NH2)-COOH ⇒ alanin
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB