Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm este đơn chức M (C5H8O2) và este hai chức N (C6H10O4) cần vừa đủ 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được hỗn hợp Y gồm hai muối và hỗn hợp Z gồm hai ancol no đơn chức, đồng đẳng kế tiếp, ngoài ra không chứa sản phẩm hữu cơ nào khác. Cho toàn bộ hỗn hợp Z tác dụng với một lượng CuO (dư) nung nóng thu được hỗn hợp hơi T (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ hỗn hợp T tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 32,4 gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính thành phần phần trăm của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong Y?
Nhận thấy khi oxi hóa ancol bằng CuO luôn thu được hợp chất hữu cơ C (andehit hoặc xeton) và nước có số mol bằng nhau
Ta có MT = (MC + MH2O)/2 = 27,5 → MC = 37 → C chứa 2 anđehit kế tiếp nhau là HCHO, CH3CHO
Do MC = 37, sử dụng đường chéo → HCHO và CH3CHO có số mol bằng nhau.
Gọi số mol của HCHO và CH3CHO là x mol
Khi tham gia phản ứng tráng bạc → nAg = 4x + 2x = 0,3 → x = 0,05 mol
Vậy 2 ancol thu được gồm CH3OH: 0,05 mol và C2H5OH: 0,05 mol
Khi thủy phân hỗn hợp X cần dùng 0,15 mol NaOH thu được 2 muối và 2 ancol CH3OH: 0,05 mol; C2H5OH: 0,05 mol
→ B có cấu tạo CH3OOC-CH2COOC2H5: 0,05 mol và A phải có cấu tạo dạng este vòng C5H8O2
Luôn có nNaOH = 2nB + nA → nA = 0,05 mol
Vậy hỗn hợp Y gồm NaOOOC-CH2-COONa: 0,05 mol và C5H9O3Na: 0,05 mol
→ % NaOOC-CH2-COONa = (0,05.140.100) : (0,05.148 + 0,05.140) = 48,6%
Oxi hóa hoàn toàn 0,792 gam hỗn hợp bột Fe và Cu ta thu được 1,032 gam hỗn hợp các oxit (hỗn hợp X). Hãy tính thể tích khí H2 (đktc) tối thiểu cần để khử hoàn toàn các oxit thành kim loại.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
nCO2 = (1,032 - 0,792)/32 = 0,0075(mol)
Do lượng kim loại không thay đổi nên số mol electron do O2 nhận vào bằng số mol electron do H2 mất.
O2 + 4e --> 2O2-
0,0075---0,03
H2 --> 2H+ + 2e
0,015----------0,03
⇒ nH2 = 2nO2 = 0,015 ⇒ VH2 = 0,336 (lít)
Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A.
a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.
b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuẩy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
nFe = nCuSO4 = 0,232 mol.
mFe = 0,232 x 56 = 12,992g.
Khái quát về Mg
- Magie là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Mg và số nguyên tử bằng 12. Magiê là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong vỏ Trái Đất.
- Kí hiệu: Mg
- Cấu hình electron: [Ne] 3s2
- Số hiệu nguyên tử: 12
- Khối lượng nguyên tử: 24 g/mol
- Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: số 12
+ Nhóm: IIA
+ Chu kì: 3
- Đồng vị: 24Mg, 25Mg, 26Mg
- Độ âm điện: 1,31
Đốt 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg trong O2 dư, thu được 14,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Giá trị của V là
nO = (mX - mKL)/16 = 0,4 mol
=> nH2SO4 = nH2O = nO = 0,4 mol
=> V = 400ml
Từ khí NH3 người ta điều chế được axit qua ba giai đoạn.
a) Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong từng giai đoạn.
b) Tính khối lượng dung dịch điều chế được từ 112000 lít khí NH3 (đktc). Giả thiết rằng hiệu suất của cả quá trình là 80%.
a)
Giai đoạn 1 :
Giai đoạn 2 :
Giai đoạn 3 :
b)
Từ các phản ứng (1);(2);(3) rút ra sơ đồ hợp thức :
Hiệu suất 80% nên khối lượng tạo thành là : 4000.63 = 252 000(g)
Khối lượng dung dịch 80% thu được là 420 000(g).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet