Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val
a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A.
b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.
a.Xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A
- Pentapeptit A gồm Gly,Ala, Val
- Thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 đipeptit Ala-Gly và Gly-Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val
Từ các dữ kiện trên suy ra vị trí của Ala là thứ 2 sau Gly và Val đứng ở cuối : Gly-Ala-Gly-Gly-Val
b. Amino axit đầu N là Gly; Amino axit đầu C là Val
Tripeptit X có công thức sau: H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
Áp dụng bảo toàn khối lượng:
mpeptit + mNaOH = mrắn + mH2O
mrắn = 0,1. 217 + 0,4. 40 – 0,1. 1,8 = 35,9g
Có các dung dịch AlCl3, HCl, NaOH, H2O và những dụng cụ cần thiết. Hãy điều chế và chứng minh tính lưỡng tính của Al2O3 và Al(OH)3. Viết các phương trình hóa học.
- Lấy một lượng dung dịch AlCl3 nhỏ từng giọt dung dịch NaOH vào cho tới khi lượng kết tủa không tăng thêm nữa thì dừng.
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3+ 3NaCl
Lọc lấy kết tủa, chia làm ba phần.
+ Phần một, chứng minh tính bazơ, tác dụng với dung dịch axit HCl thấy tan ra: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
+ Phần hai, chứng minh tính axit, tác dụng với dung dịch NaOH thấy tan ra: Al(OH)3+ KOH → K[Al(OH)4]
+ Phần ba đem nung đến khối lượng không đổi để tạo ra AlO3 rồi chia làm hai phần
Một phần cho tác dụng với axit, một phần cho tác dụng với dung dịch kiềm thấy trong hai trường hợp Al2O3 đều tan ⇒ Al2O3 lưỡng tính
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu?
hân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng.
Để bảo vệ thân tàu người thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.
Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.
Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kỳ. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.
Một kim loại M có số khối bằng 55. Tổng số các hạt cơ bản trong ion M là 79. Tìm và viết kí hiệu nguyên tử của kim loại M.
Theo đề bài ta lập được hệ phương trình đại số :
Từ Al2O3 và các dung dịch KOH, H2SO4, viết phương trình hoá học của các phản ứng dùng để điều chế phèn chua.
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
Cô cạn dung dịch được tinh thể K2SO4 khan
Al2O3 + 3H2SO4 → A12(SO4)3 + 3H2O
Cô cạn dung dịch thu được tinh thể Al2(SO4)3.18H2O
- Hoà tan 1 mol K2SO4 vào nước cất.
- Hoà tan 1 mol Al2(SO4)3.18H2O vào cốc nước cất khác.
- Đun nóng cả hai dung dịch, trộn 2 dung dịch với nhau rồi khuấy mạnh, sau đó để nguội, một thời gian thấy dung dịch bị vẩn đục, các tinh thể K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O sẽ tách ra.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet