Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 200 dung dịch CuSO4 0,5M, sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Biết toàn bộ lượng Cu sinh ra đều bám vào thanh nhôm. Khối lượng Cu thoát ra là
Giải
Cách 1
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
2x-------------------------------------3x
Ta có: 46,38 = 45 – 27.2x + 64.3x
→ x= 0,01 mol
→ mCu = 0,01.3.64 = 1,92g
Cách 2 :
Dung dịch sau phản ứng gồm : SO42- (0,1 mol), Al3+ : a mol, Cu2+ : b mol
BTĐT => 3a + 2b = 0,2
BTKL => 64(0,1 – b) – 27a = 46,38 – 45 = 1,38
=>a = 0,02 và b = 0,07
=> mCu = 0,03.64 = 1,92g
Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ?
Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao) vì người ta cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển khô.
Để phân biệt glucozơ với etanal ta dùng cách nào sau đây?
Câu A. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao
Câu B. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng
Câu C. thực hiện phản ứng tráng gương
Câu D. dùng dung dịch Br2
Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì?
Khi đó xăng đóng vai trò là dung môi.
Đốt cháy hoàn toàn 32 gam khí metan (CH4) cần V lít khí oxi (đktc), thu được khí CO2 và H2O. Giá trị của V là?
Số mol khí CH4 là: nCH4 = 2 mol
CH4 + 2O2 --t0--> CO2↑ + 2H2O
2 → 4 (mol)
Thể tích khí oxi cần dùng là: VO2 = 22,4.4 = 89,6 lít.
Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI)
a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau:
CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O
Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích?
b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau:
CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2
và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn.
c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).
a)
2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O
2 Cr+3 --> Cr+6 + 3e Cr+3: chất khử
3 2Cl2 + 2e ---> 2Cl- Cl2: chất oxi hóa
b)
2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2
2 Cr+3 ---> Cr+2 + e Cr+3: chất oxi hóa
3 2Zn - 2e ---> 2Zn2+ Zn: chất khử
Muối Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Sản phẩm oxi hóa Cr(III) là Cr(VI)
Sản phẩm khử Cr(III) là Cr(II)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet