Đốt cháy hoàn toàn 1,35 g nhôm trong khí oxi. Khối lượng nhôm oxit thu được và khối lượng oxi đã tham gia phản ứng
PTHH: 4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
Tỉ lệ: 4 ....... 3 ....... 2
Pứ: 0,05 ....... ? ....... ?mol
Theo PTHH: nO2 = 3/4.nAl = 0,0375 mol → mO2 = 0,0375 . 32 = 1,2g
nAl2O3 = 0,5.nAl = 0,025 mol → mAl2O3 = 0,025 . 102 = 2,55g
Dẫn khí H2S vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4, nhận thấy màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng. Hãy:
a) Giải thích hiện tượng quan sát được.
b) Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng.
c) Cho biết vai trò của các chất phản ứng H2S và KMnO4.
a) Giải thích hiện tượng:
- Dung dịch mất màu do KMnO4(màu tím) sau phản ứng bị khử thành MnSO4 (không màu).
- Vẩn đục màu do H2S bị oxi hóa tạo lưu huỳnh không tan trong nước có màu vàng.
b) Phản ứng hóa học:
5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 ---> 2MnSO4 + K2SO4 + 5S + 8H2O
c) Vai trò các chất: H2S: Chất khử; KMnO4: Chất oxi hóa.
Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.
-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.
-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.
-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.
Hãy sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
- X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro → X, Y đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
- Z và T không phản ứng với dung dịch HCl → Z, T đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
→ X, Y là kim loại mạnh hơn Z, T.
- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X → Y là kim loại mạnh hơn X.
- T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z → T là kim loại mạnh hơn Z.
→ thứ tự sắp xếp các kim loại (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần) là: Y, X, T, Z
Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể K2Cr2O7, sau đó cho nước vào và khuấy đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu của dung dịch X và Y là màu gì?
Trong dung dịch K2Cr2O7 (màu da cam) có cân bằng:
Khi thêm dung dịch KOH vào, OH- trung hòa H+ làm cân bằng chuyển dịch sang phải tạo ra CrO42- có màu vàng
Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là bao nhiêu?
Ta có: 162n = 4860000
⇒ n = 30000
Khối lượng CaF2 cần dung để điều chế 200 gam dung dịch axit flohidric nồng độ 40% (hiệu suất phản ứng bằng 80%) là bao nhiêu?
mHF = 200.40/100 = 80 (gam) ⇒ nHF = 80/20 = 4 (mol)
mCaF2= 4.1/2.78.100/80 = 195 (gam)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet