Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2) và 15 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá trị của m1 là:
Đốt cháy ancol Y ta được
nC : nH = nCO2 : 2nH2O = 0,3 : 0,8 = 3 : 8
Mà ancol không phản ứng với Cu(OH)2 và este thủy phân tạo muối hữu cơ của 2 axit khác nhau
⇒ ancol Y là C3H8O2 : HOCH2CH2CH2OH
⇒ nancol= 0,1 mol ⇒ nNaOH= 2nancol= 0,2 mol
Bảo toàn khối lượng: m1 + mNaOH= mmuối+ mancol
⇒ m1 = 14,6g
Tính khối lượng của 0,1 mol khí H2S?
MH2S = 2.1+32= 34 g/mol
Khối lượng của 0,1 mol khí H2S là:
mH2S = nH2S.MH2S = 0,1.34 = 3,4 gam
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglixerit X bằng lượng vừa đủ NaOH thu được 0,5 mol gilixerol và 459 gam muối khan. Giá trị của m là:
Câu A. 444
Câu B. 442
Câu C. 443
Câu D. 445
Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu than củi ?
Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ hơi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau :
a. CH3CH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONH4, anbumin
b. C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin
a. Dùng quỳ tím nhận ra CH3NH2 do làm quỳ tím chuyển màu xanh.
- Đun nhẹ dung dịch nhận ra anbumin do có hiện tượng đông tụ.
- Hai dung dịch còn lại cho tác dụng NaOH nhận ra CH3COONH4 do tạo khi mùi khai làm xanh quỳ tím ẩm.
CH3COONH4 + NaOH (to) → CH3COONa + NH3 ↑ + H2O
Glyxin có phản ứng nhưng không tạo khí :
H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O
b. Đun nhẹ các dung dịch nhận ra anbumin do có hiện tượng đông tụ.
- Dùng quỳ tím nhận ra (CH3)2NH do làm quỳ tím chuyển màu xanh.
- Dùng dung dịch Br2 nhận ra anilin do tạo kết tủa.
C6H5NH2 + 3Br2 --H2O--> 2,4,6-tribromanilin + 3HBr
Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ thì đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được m gam chất rắn. Tìm m?
X tác dụng với HCl và NaOH đều sinh khí → X có cấu tạo CH3NH3HCO3
CH3NH3HCO3 + 2KOH → CH3NH2 + K2CO3 + 2H2O
Thấy 2nX < nKOH → KOH còn dư: 0,05 mol
mchất rắn = mK2CO3 + mKOH dư = 0,1.138 + 0,05.56 = 16,6 gam.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB