Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng


Đáp án:

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước.

- Tiến hành TN: Lấy 3 ống nghiệm

   + Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Na nhỏ

   + Rót vào ống nghiệm 2 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Mg nhỏ

 + Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Al đã cạo sạch lớp oxit.

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Khi chưa đun:

   + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

   + Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.

Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.

Na + H2O → NaOH +0,5H2.

Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.

- Ống 2 + 3: Không có hiện tượng do Mg và Al không phản ứng với H2O

Khi đun sôi:

   + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

   + Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.

   + Ống 3: Không có hiện tượng.

Giải thích: Ống 2: Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.

Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước ở mọi điều kiện

Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.

Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.

- Tiến hành TN:

   + Rót vào ống nghiệm 2-3 ml dd NaOH loãng, thêm vào đó 1 mẩu nhôm.

   + Đun nóng nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra.

- Giải thích:

Khi cho Al vào dung dịch NaOH thì lớp Al2O3 trên bề mặt Al bị bào mòn.

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.

Al mất lớp bảo vệ Al2O3 tác dụng với nước:

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2.

Al(OH)3 sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

2 phản ứng xảy ra xen kẽ nhau đến khi Al tan hoàn toàn.

Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.

- Tiến hành TN:

   + Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi khoảng 3ml dd AlCl3, sau đó nhỏ dd NH3 dư vào 2 ống nghiệm

   + Tiếp tục nhỏ dd H2SO4 vào ống 1, lắc nhẹ. Nhỏ dd NaOH vào ống 2, lắc nhẹ

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Nhỏ NH3 vào cả 2 ống đều xuất hiện kết tủa trắng

Sau khi thêm H2SO4 và NaOH vào 2 ống thấy kết tủa trong cả 2 ống đều tan.

- Giải thích

Kết tủa trắng là Al(OH)3 tạo thành sau phản ứng:

AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl.

Kết tủa tan là do Al(OH)3 phản ứng với axit và kiềm tạo ra muối tan:

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

Kết luận : Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ và cụm từ thích hợp: "... là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là ..., còn ... mới sinh ra là ... Trong quá trình phản ứng ... giảm dần, ... tăng dần".
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ và cụm từ thích hợp:

   "... là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là ..., còn ... mới sinh ra là ... Trong quá trình phản ứng ... giảm dần, ... tăng dần".


Đáp án:

  Phản ứng hóa học; chất phản ứng (chất tham gia); chất; sản phẩm; lượng chất tham gia; lượng sản phẩm.

Xem đáp án và giải thích
Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc: a) 1,5N phân tử oxi + 2,5N phân tử hidro + 0,02N phân tử nito. b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nito. c) 6g hidro + 2,2g khí cacbonic + 1,6g khí oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc:

   a) 1,5N phân tử oxi + 2,5N phân tử hidro + 0,02N phân tử nito.

   b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nito.

   c) 6g hidro + 2,2g khí cacbonic + 1,6g khí oxi.


Đáp án:

a) mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 .32 = 48 g

mN2 = nN2 . MN2 = 0,02 . 28 = 0,56 g

mH2 = nH2 . MH2 = 2,5 .2 = 5g

Khối lượng hỗn hợp khí:

mhh = mO2 + mH2 + mN2 = 48 + 5 + 0,56 = 53,56(g)

Thể tích của hỗn hợp khí:

Vhh = 22,4.n = 22,4.( 1,5 + 2,5 + 0,02) = 90,048 (l)

b) Tương tự

mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 . 32 = 48g

mCO2 = nCO2 . MCO2 = 1,2 . 44 = 52,8 g

mN2 = nN2 . MN2 = 3. 28 = 84g

Khối lượng hỗn hợp khí:

mhh = mO2 + mCO2 + mN2 = 48 + 52,8 + 84 = 184,8 g

Thể tích của hỗn hợp khí:

Vhh = 22,4.n = 22,4.(1,5 + 1,2 + 3) = 127,68 (l)

c)

mhh = mH2 + mCO2 + mO2 = 6 + 2,2 + 1,6 = 9,8g

nH2 = m : M = 6 : 2 = 3 mol;

nCO2 = m : M = 2,2 : (12 + 16.2) = 0,05 mol

nO2 = m : M = 1,6 : 32 = 0,05 mol

Vhh = 22,4.nhh = 22,4.(3 + 0,05 + 0,05) = 69,44 (l)

Xem đáp án và giải thích
Nhiều vật dụng sinh hoạt và công cụ sản xuất được làm từ các chất như sắt, nhôm, chất dẻo. Hãy kể ra ba loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhiều vật dụng sinh hoạt và công cụ sản xuất được làm từ các chất như sắt, nhôm, chất dẻo. Hãy kể ra ba loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em.


Đáp án:

Ba loại vật dụng làm từ các chất như sắt, nhôm, chất dẻo là: con dao, ấm đun, vỏ xe.

Xem đáp án và giải thích
Có những trường hợp sau : a. Dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất CuSO4. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình dạng phân tử và ion thu gọn b. Bột Cu có lẫn chất là bột Zn và bột Pb. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những trường hợp sau :

a. Dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất CuSO4. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình dạng phân tử và ion thu gọn

b. Bột Cu có lẫn chất là bột Zn và bột Pb. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn


Đáp án:

a. Cho Fe vào dung dịch Fe2SO4 có lẫn CuSO4, khuấy kĩ, lọc bỏ chất rắn gồm Cu và Fe dư ta được FeSO4 tinh khiết

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

b. Hòa tan bột Cu có lẫn Zn và Pb vào dung dịch Cu(NO3)2 khuấy để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy chất rắn là Cu tinh khiết

Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Pb + Cu(NO3)2 →Pb(NO3)2 + Cu

Pb + Cu2+ → Pb2+ + Cu

Xem đáp án và giải thích
Trong phản ứng: 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O, nguyên tố sắt:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong phản ứng: 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O, nguyên tố sắt:


Đáp án:
  • Câu A. bị oxi hóa.

  • Câu B. bị khử.

  • Câu C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

  • Câu D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…