Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Các hợp chất NaOH, Na2CO3, Na3PO4 có tác dụng làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời. (2). Thành phần chính của thạch cao nung là CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O. (3). Dung dịch natri isopropylat trong nước có thể làm quỳ tím hóa xanh. (4). Dung dịch axit axetic hòa tan được CuO thu được dung dịch có màu xanh. (5). Để nhận biết etyl benzen, stiren và phenol người ta dùng dung dịch nước brom. (6). Các chất axetilen, vinylaxetilen, vinylbenzen và metyl acrylat đều có khả năng tham gia phản với AgNO3/NH3. (7). Hexa-2,4-đien có 3 đồng phân hình học trong phân tử. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 6 Đáp án đúng

Giải thích:

(1) Đúng. Vì NaOH, Na2CO3, Na3PO4 có thể làm kết tủa Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng tạm thời. (2) Đúng. Theo SGK nâng cao lớp 12. (3) Đúng. Dung dịch C3H7ONa có môi trường kiềm mạnh. (4) Đúng. 2CH3COOH + CuO → H2O + (CH3COO)2Cu (5) Đúng. Phenol cho kết tủa trắng, stiren làm mất màu dung dịch brom, etylbenzen không phản ứng. (6) Sai. Vinylbenzen và metyl acrylat không có phản ứng với AgNO3/NH3 (7) Đúng. CH3-CH=CH-CH=CH-CH3 có 3 đồng phân hình học là Cis – Cis, Cis – Trans và Trans – Trans

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cấu trúc của tinh thể phân tử nước đá thuộc loại cấu trúc nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cấu trúc của tinh thể phân tử nước đá thuộc loại cấu trúc nào?


Đáp án:

Cấu trúc của tinh thể phân tử nước đá thuộc loại cấu trúc tứ diện.

Xem đáp án và giải thích
Có 4 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi,khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ.Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi,khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ.Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có).

 

Đáp án:

 Lấy từng chất một mẫu thử:

   - Cho lần lượt từng mẫu thử trên qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 dư, mẫu thử nào làm đục nước vôi trong đó là CO2:

   Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

   - Lấy que đóm đầu có than hồng cho vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào làm than hồng bùng cháy đó là oxi.

   - Cho mẫu thử còn lại qua CuO nung nóng, khí nào đó có xuất hiện Cu ( màu đỏ). Đó là H2. Mẫu thử còn lại là không khí không làm đổi màu CuO.

   CuO + H2 → Cu + H2O

Xem đáp án và giải thích
Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanine và phenylalanine (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanine và phenylalanine (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).


Đáp án:

 Có thể có các tripeptit

        +) Gly – Ala –Phe

    H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH3 )-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH

        +) Gly – Phe – Ala

    H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-COOH

        +) Ala – Gly – Phe

    H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH

        +) Ala – Phe – Gly

    H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2 (CH2-C6 H5)-CO-NH-CH2-COOH

        +) Phe – Gly –Ala

    H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2 (CH3)-COOH

        +) Phe – Ala – Gly

    H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích
Lý thuyết về tính chất vật lý của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai ?


Đáp án:
  • Câu A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.

  • Câu B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

  • Câu C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

  • Câu D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

Xem đáp án và giải thích
Theo số liệu ở SGK hóa 10. Hãy tính: a) Khối lượng (g) của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 nơtron, 7 electron). b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử nitơ so với khối lượng của toàn nguyên tử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo số liệu ở SGK hóa 10. Hãy tính:

a) Khối lượng (g) của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 nơtron, 7 electron).

b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử nitơ so với khối lượng của toàn nguyên tử.


Đáp án:

a) Khối lượng của nguyên tử nitơ:

Tổng khối lượng của electron: 7.9,1.10-28 = 63,7.10-28(gam)

Tổng khối lượng của proton: 7.1,67.10-24 = 11,69.10-27(gam)

Tổng khối lượng của nơtron: 7.1,675.10-24 = 11,725.10-24 (gam)

Khối lượng của nguyên tử nitơ:

mnguyên tử = tổng mp + tổng mn + tổng me = 23,42.10-24 g

b) Tỉ số khối lượng của electron so với khối lượng nguyên tử nitơ:

me/mnguyên tử = 3/1000

Từ kết quả trên, ta có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân nguyên tử.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…