Tầng ozon nằm ở độ, cao nào? Tác dụng của tầng ozon và tác hại khi nó bị thủng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tầng ozon nằm ở độ, cao nào? Tác dụng của tầng ozon và tác hại khi nó bị thủng?



Đáp án:

Tầng ozon nằm phía trên tầng đối lưu và đáy tầng bình lưu, có độ cao 20-30 km tuỳ theo vĩ độ.

Tầng ozon có tác dụng như lá chắn, ngăn không cho tia cực tím (tia tử ngoại) từ mặt trời chiếu xuống mặt đất, bảo vệ sự sống trên bề mặt trái đất.

Khi tầng ozon bị thủng, tia cực tím qua những lỗ thủng này tới mặt đất gây ra bệnh ung thư da, huỷ hoại mắt,...

Chất gây thủng tầng ozon là chất CFC (cloflocacbon) như CCl2F2,CCl3F,...có tên chung là freon được dùng làm chất tải nhiệt trong các hệ thống làm lạnh (tủ lạnh, máy điều hoà, ...).




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với điện cực graphit, khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Để kết tủa ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H2S 0,5M. Hãy xác định nồng độ % của dung dịch CuSO4 trước điện phân. Biết dung dịch CuSO4 ban đầu có khối lượng riêng là 1,25 g/ml
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với điện cực graphit, khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Để kết tủa ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H2S 0,5M. Hãy xác định nồng độ % của dung dịch CuSO4 trước điện phân. Biết dung dịch CuSO4 ban đầu có khối lượng riêng là 1,25 g/ml


Đáp án:

Ta có: nH2S = 0,5.0,1 = 0,05 mol

Gọi số mol CuSO4 bị điện phân là a.

Các phương trình phản ứng xảy ra:

2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2

CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4

Sau điện phân khối lượng dung dịch giảm do Cu kết tủa và O2 bay hơi

=> 8(g) = 64a + 32.a:2 => a = 0,1 mol

Số mol CuSO4 ban đầu là a + 0,05 = 0,15 mol

CMCuSO4 = 0,15 : 0,2 = 0,75 M

C % CuSO4 = mCuSO4: mdd. 100 với mdd = V.d

C % CuSO4 =[(0,15.160): (200.1,25)].100 = 9,6%

Xem đáp án và giải thích
Có các sơ đồ phản ứng sau: a. K2Cr2O7 + H2S + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O + S b. K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O c. K2Cr2O7 + FeSO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O+ Fe2(SO4)3 1) Lập các phương trình phản ứng hóa học cho những phản ứng trên. 2) Cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các sơ đồ phản ứng sau:

a. K2Cr2O7 + H2S + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O + S

b. K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O

c. K2Cr2O7 + FeSO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O+ Fe2(SO4)3

1) Lập các phương trình phản ứng hóa học cho những phản ứng trên.

2) Cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.


Đáp án:

a. K2Cr2O7 + 3H2S + 4H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O + 3S

K2Cr2O7: chất oxi hóa

H2S: chất khử

H2SO4: môi trường

b. K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 2KCl + 7H2O

K2Cr2O7: Chất oxi hóa

HCl: Chất khử + môi trường

c. K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O + 3Fe2(SO4)3

K2Cr2O7: Chất oxi hóa

Fe2+: chất khử

H2SO4: môi trường

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 0,03 mol hỗn hợp X gồm MgS, FeS và CuS trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc các phản ứng không có kết tủa sinh ra, thu được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 61/3. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, không có khí thoát ra. Phần trăm số mol của FeS trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 0,03 mol hỗn hợp X gồm MgS, FeS và CuS trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc các phản ứng không có kết tủa sinh ra, thu được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 61/3. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, không có khí thoát ra. Phần trăm số mol của FeS trong X là         


Đáp án:

Giải

Quy đổi X thành CuS: x mol, FeS: y mol

Ta có:

M(Z) = 2.(61/3) = 122/3

=>m(Z) = 0,15. (122/3) = 6,1 gam

Gọi số mol của NO2 : a mol, NO : b mol

BTKL ta có : 46a + 30b = 6,1 gam (1)

a+ b = 0,15 (2)

Từ (1), (2) => a = 0,1 mol ; b = 0,05 mol

Bảo toàn e ta có: 8nCuS + 9nFeS = nNO2 + 3nNO

=>8x + 9y = 0,1 + 3.0,15 = 0,25 (*)

Bảo toàn mol hỗn hợp X ta có: x + y = 0,03 (**)

Từ (*), (**) => x = 0,02 mol ; y = 0,01 mol

=>%nFeS = (0,01 : 0,03).100 = 33,33%

Xem đáp án và giải thích
Ông bà ta xưa nay luôn nhắc nhỡ con cháu câu: “ Nhai kỹ no lâu”. Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ông bà ta xưa nay luôn nhắc nhỡ con cháu câu: “ Nhai kỹ no lâu”. Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu ?


Đáp án:

Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt:

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl loãng thu được 5,6 lít khí. Hai kim loại X, Y có thể là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl loãng thu được 5,6 lít khí. Hai kim loại X, Y có thể là kim loại gì?


Đáp án:

Gọi nguyên tử khối trung bình của hai kim loại là A, tổng số mol là n, hoá trị trung bình là x ( 1 < x < 2)

Từ các phản ứng ta có: An = 7,1 và xn = 0,5

Vậy: 14,2 < A < 28,4

Chỉ có cặp Na và Mg thoả mãn

A/x = 14,2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…